Home Dịch thuật Dịch thơ Hành lạc từ – Nguyễn Du

Hành lạc từ – Nguyễn Du

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên:

Bài 1

Chó hay lông vàng trắng
Cổ đẹp đeo chuông vàng
Chàng trẻ manh áo cộc
Dắt đi về núi nam,
Núi nam lắm hươu nai
Huyết thơm thịt béo ngậy
Dao vàng thái món quý
Rượu ngon cạn trăm li.
Đời người ai trăm tuổi
Vui được cứ vui đi
Tội gì bần hàn mãi
Năm hết mở mày chi.
Di Tề danh không lớn (*)
Chích Cược nào giàu đâu (**)
Trung thọ tầm tám chục (***)
Trăm năm tính làm gì.
Có chó ta cứ thịt
Có rượu cứ cạn vò
Việc đời trước mắt ai biết được
Xa xôi danh hão bân tâm chi.

*Di Tề tức Bá Di và Thúc Tề, hai vị trung thần của nhà Thương từ chối ăn cơm của nhà Chu, sau nhịn đói mà chết.
**Chích Cược tức Đạo Chích và Trang Cược là hai tên trộm nổi tiếng.
*** Trung thọ ý muốn nói tuổi thọ cỡ trung là 80 tuổi, hạ thọ là 60, đại thọ là 90.

Bài 2

Trên non hoa đào nở
Lả lướt tựa lụa hồng
Giỡn xuân sớm diệu huyền
Hóa bùn chiều tàn tạ
Hoa đẹp chẳng trăm ngày
Người đời ai trăm tuổi
Thế sự cứ hưng vong
Phù sinh đành chơi nhỉ
Bữa tiệc kỹ nữ đẹp như hoa
Trong vò rượu ngon vàng sóng sánh
Sáo biếc tiêu ngọc điệu dặt dìu
Được hát to ta cứ hát to
Há chẳng thấy Vương Nhung tay gẩy bàn toán ngà (*)
Ngày ngày tính toán nào biết đủ.
Đài Tam Công đổ mận cũng chết
Bạc vàng tiêu tán người đời hưởng
Lại chẳng thấy Phùng Đạo tuổi già thỏa phú quý (**)
Bậc khanh tướng trải mấy triều vua
Chuông vàng, bổng lộc cũng thành không
Nghìn năm chỉ còn “Trường Lạc tự”.
Giàu sang trước mắt tựa khói mây
Đời nay chỉ cười đời xưa thôi
Người xưa mộ đã ngổn ngang đầy
Xưa nay hiền ngu trơ nấm đất
Tử sinh ai vượt ải này đây
Khuyên người uống rượu chơi cho đã
Cửa tây vầng dương đã xế rồi.

(*) Vương Nhung: Người đời Tấn, giàu có nhưng tham tiền, ngày nào cũng cầm thẻ ngà trong tay tính toán. Trong nhà Vương Nhung có cây mận ngon, bán quả sợ người ta lấy giống nên thường dùi nát hột rồi mới bán.
(**) Phùng Đạo: Người đời Ngũ Đại, tính hiền lành, làm khanh tướng bốn triều, tự đặt tên là Trường Lạc Lão và viết tác phẩm “Trường Lão Tự” để trải lòng mình.

Dịch mới Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du

    Người chơi đàn chốn Long Thành, không rõ tên gọi là chi. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học chơi đàn nguyệt (còn gọi là đàn Nguyễn) trong đội nữ nhạc hoàng cung vua Lê. Quân Tây Sơn ra Bắc, đội nhạc cũ người chết kẻ đi. Nàng lưu lạc các chợ, ôm đàn hát rong. Những khúc nàng chơi đều là khúc “Cung phụng” hầu vua, người ngoài chưa từng được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng bậc nhất một

Nhân sinh vô thường trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du

Cứ tới tháng Bảy âm lịch, tâm trí tôi văng vẳng một giọng ca ngâm xa vắng trong tiếng đàn đáy u tịch: “Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng…” Thực tại điêu tàn bám theo gió thu giăng khắp bốn cõi. Đôi khi, tôi hoang mang chẳng rõ bởi những trận gió thu đìu hiu chết chóc đã đi vào thơ Nguyễn Du