Núi nào bởi cao, tiên ở thành danh
Nước nào tại sâu, rồng ngụ mà linh
Gian nhà quê mùa, đức vang tiếng lành
Biếc thềm vệt rêu phủ, rèm thưa cỏ chìm xanh
Bậc túc nho cười nói, phường tục tử bặt thanh
Khẽ gảy cây đàn mộc, tụng Kim cang
Chẳng đàn sáo để bận tai, không án thư mà nhọc mình
Nam Dương có lều cỏ, Tây Thục có nguyên đình (*)
Khổng Tử hỏi: “Có chi mà quê mùa?”
Hà Thủy Nguyên dịch
Bản Hán Việt:
Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh;
Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh.
Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh.
Đài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh.
Đàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh.
Khả dĩ điều tố cầm, duyệt Kim kinh.
Vô ty trúc chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình.
Nam Dương Gia Cát lư, Tây Thục Tử Vân đình.
Khổng Tử vân: “Hà lậu chi hữu?”
*Lều cỏ của Gia Cát Lượng ở vùng Nam Dương, Dương Hùng (hiệu Tử Vân) vào thời Hán cất một ngôi đình hóng mát ở Tây Thục.