Home Dịch thuật Dịch thơ Bắc phong hành – Lý Bạch

Bắc phong hành – Lý Bạch

Hôm qua mình dịch Yên ca hành bài Thu phong của Tào Phi, rồi chợt nhớ ra bài Bắc phong hành của Lý Bạch, cũng là thể tài chinh phụ. Bài này có mấy bản dịch, nhưng các bản dịch đều biến bài hành này thành nhịp điệu thơ thất ngôn, làm sai đi tính hiện thực khắc nghiệt của bài thơ. Vẻ đẹp của bài thơ không phải ở câu thơ chau chuốt bóng bẩy theo lối Đường thi phổ biến, mà là nỗi đau dữ dội như gió tuyết. Mình thử dịch lại, cố giữ nhịp của điệu hành.

Chúc long thê hàn môn,
Quang diệu do đán khai.
Nhật nguyệt chiếu chi hà bất cập thử,
Duy hữu bắc phong hào nộ thiên thượng lai.
Yên sơn tuyết hoa đại như tịch,
Phiến phiến xuy lạc Hiên Viên đài.
U Châu tư phụ thập nhị nguyệt,
Đình ca bãi tiếu song nga tồi.
Ỷ môn vọng hành nhân,
Niệm quân Trường Thành khổ hàn lương khả ai.
Biệt thời đề kiếm cứu biên khứ,
Di thử hổ văn kim bính cách xoa.
Trung hữu nhất song bạch vũ tiễn,
Tri thù kết võng sinh trần ai.
Tiễn không tại,
Nhân kim chiến tử bất phục hồi.
Bất nhẫn kiến thử vật,
Phần chi dĩ thành khôi.
Hoàng Hà phủng thổ thượng khả tái,
Bắc phong vũ tuyết hận nan tài.

*Bản dịch

Đuốc rồng soi hàn môn *
Ánh trời bừng ngày mới
Nhật nguyệt sao chiếu rọi chốn đây
Chỉ gió bắc trên cao thét gào lui tới
Núi Yên tuyết hoa hồ dệt chiếu
Phấp phới rụng trắng Hiên Viên đài
U Châu cô phụ năm ròng rã
Ngưng tiếng hát cười, nét mày chau
Tựa cửa ngóng chinh phu
Nhớ chàng lưu lạc Trường Thành ôi giá lạnh
Ngày ly biệt chàng vung gươm ải xa
Nay còn đây túi tên đã rỗng
Đâu còn mũi tên lông trắng
Chỉ thấy nhện giăng kết bụi trần
Tên còn đâu
Người nay vùi xác sa trường
Ngắm vật lòng chẳng cam
Đốt thành tro tàn cả
Hoàng Hà có lúc dòng đổi thay
Gió bắc hận tháng năm sao ngừng đây

(*) Trong câu này, tác giả dùng điển tích “chúc long” để ám chỉ ánh sáng của phương bắc xa xôi gió tuyết. Người Trung Quốc xưa quan niệm ở phương bắc lạnh giá không có ánh mặt trời soi sáng mà chỉ có loài chúc long thắp sáng.

Tranh minh họa: Y Xuy Ngũ Nguyệt

Thú thực là vẫn thích không khí trong Yên ca hành của Tào Phi hơn. Dịch bài thơ này là vì có một đoạn viết trong “Thiên địa phong trần” tập 2 có nhắc tới! 😇

Tương tiến tửu – Lý Bạch

"Thương tiến tửu" là bài thơ nổi tiếng nhất của Lý Bạch, đại diện cho tinh thần say và tư tưởng nhân sinh của ông. Bài thơ này đã đi theo những năm tháng thanh xuân nông nổi nhất của đời tôi, và cứ thỉnh thoảng những câu thơ vẫn vọng trong tâm trí ngăn tôi khỏi những cuồng vọng. Năm 2018, tôi đã dịch bài thơ này, và hôm nay, một ngày xuân 2024, tôi ngồi chuốt lại câu từ và gieo vần, để

Bồ tát man – Lý Bạch

Rừng xa tịch mịch lụa mây vờn Núi trơ một dải rợn thê lương Lầu cao bóng chiều buông Trên lầu người buồn thương Thềm ngọc hoài trông ngóng Về tổ chim chiều liệng Về nhà đường nơi đâu Đình lại quán nối nhau. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Bình lâm mạc mạc yên như chức, Hàn san nhất đới thương tâm bích. Minh sắc nhập cao lâu, Hữu nhân lâu thượng sầu. Ngọc giai không trữ lập, Túc điểu quy phi cấp.

Thái liên khúc – Lý Bạch

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Kỳ 1: Mỹ nhân hái sen suối Nhược Da (*) Nói cười tiếng ngọc lẩn trong hoa Đáy nước long lanh tia nắng rọi Gió lùa tay áo phất hương xa Kỳ 2: Dăm ba gã trẻ nhà ai đó Ven bờ dạo bước liễu buông tơ (**) Ngựa tía dẫm hoa vang tiếng hí Đau thương trông cảnh luống ngẩn ngơ Bản Hán Việt Kỳ 1 Nhược Da khê bàng thái liên nữ, Tiếu cách hà hoa cộng

Thanh Minh – Đỗ Mục

Thanh minh mưa phủ bụi giăng giăng Dặm vắng người đi muốn xót lòng Tửu quán chốn nao xin gặng hỏi? Hạnh Hoa làng ấy trẻ trỏ đường. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

Lạc hoa – Lý Thương Ẩn

Lầu cao khách xa rồi Góc vườn hoa tả tơi Lưa thưa đường uốn khúc Tiễn bóng chiều xa xôi Thương tâm nào nỡ quét Trông cảnh lại ngóng người Nỗi lòng ngày xuân cạn Đẫm lệ áo này thôi Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Cao các khách cánh khứ, Tiểu viên hoa loạn phi. Sâm si liên khúc mạch, Điều đệ tống tà huy. Trường đoạn vị nhẫn tảo, Nhãn xuyên nhưng dục quy. Phương tâm hướng xuân tận, Sở đắc thị