Home Dịch thuật Dịch thơ Mạn hứng – Nguyễn Du

Mạn hứng – Nguyễn Du

Kỳ 1

Trăm năm thời thế mặc phong trần
Tha phương sông biển biết bao lần
Gác vàng chốn cũ đâu còn mộng
Hư danh đầu bạc vẫn vương thân
Ngày xuân nhiễm bệnh không thuốc chữa
Phù sinh nhập cuộc những lo toan
Ngàn dặm quê xa lòng nhung nhớ
Ngựa hèn xe xấu thẹn đông lân

Kỳ 2:

Lưu lạc nổi chìm ngọn cỏ bồng
Nam bắc giang hồ túi rỗng không
Văn chương kiết xác trăm năm ấy
Trời đất lênh đênh một kiếp xong
Mũ vàng vạn dặm chiều đã xế
Tóc bạc phơ đầu gió thổi tung
Kim cổ thương tâm lòng còn gợn
Non xanh nay vẫn nhuộm ráng hồng.

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Kỳ 1:

Bách niên thân thế uỷ phong trần,
Lữ thực giang tân hựu hải tân.
Cao hứng cửu vô hoàng các mộng,
Hư danh vị phóng bạch đầu nhân.
Tam xuân tích bệnh bần vô dược,
Táp tải phù sinh hoạn hữu thân.
Dao ức gia hương thiên lý ngoại,
Trạch xa đoạn mã quý đông lân

Kỳ 2:

Hành cước vô căn nhiệm chuyển bồng,
Giang nam giang bắc nhất nang không.
Bách niên cùng tử văn chương lý,
Lục xích phù sinh thiên địa trung.
Vạn lý hoàng quan tương mộ cảnh,
Nhất đầu bạch phát tản tây phong.
Vô cùng kim cổ thương tâm xứ,
Y cựu thanh sơn tịch chiếu hồng

Dịch mới Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du

    Người chơi đàn chốn Long Thành, không rõ tên gọi là chi. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học chơi đàn nguyệt (còn gọi là đàn Nguyễn) trong đội nữ nhạc hoàng cung vua Lê. Quân Tây Sơn ra Bắc, đội nhạc cũ người chết kẻ đi. Nàng lưu lạc các chợ, ôm đàn hát rong. Những khúc nàng chơi đều là khúc “Cung phụng” hầu vua, người ngoài chưa từng được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng bậc nhất một

Côn Sơn Ca – Nguyễn Trãi

Côn Sơn có suối Nghe âm tịch mịch rơi Ta làm dây đàn chơi. Côn Sơn có đá Mưa sạch rêu xanh phủ Ta làm chiếu trúc ngủ. Trong núi có tùng Vạn dặm xanh mênh mông Ta nhàn nhã nằm suốt ngày ròng Trong rừng có trúc Ngàn mẫu in sắc lục Ta chốn đây ngâm nga điệu khúc Hỏi người cớ gì chẳng về ngay, Nửa đời bụi trần vướng chi đây? Muôn chung chín vạc làm gì nhỉ? Nước cơm đạm bạc

Bản dịch mới Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Một điều thú nhận khó chối cãi, tôi không thích những bản thơ chữ Hán được dịch sang thể lục bát hoặc song thất lục bát, vậy nên, dù bản “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm hay tới cỡ nào đi chăng nữa cũng không làm tôi bị lay động (Nhiều học giả cho rằng đó là bản diễn Nôm của Phan Huy Ích). Âm hưởng của nguyên tác là sự kết hợp giữa sự bi tráng

Dự án tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” về những biến động chính trị và văn hóa thời Lê Mạt

Bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2018 – nay Dự kiến:  3 tập Hiện đã hoàn thành: Tập 1 - Khúc Cung Oán & Tập 2 - Nổi gió  Link mua sách: Combo Thiên Địa Phong Trần (Tập 1&2) - Book Hunter Lyceum Tổng quan nội dung: Cuối thế kỷ 18, nước Việt ta đối mặt với một bối cảnh loạn lạc chưa từng có, đánh dấu sự suy tàn không chỉ của triều Lê

Hành lạc từ – Nguyễn Du

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên: Bài 1 Chó hay lông vàng trắng Cổ đẹp đeo chuông vàng Chàng trẻ manh áo cộc Dắt đi về núi nam, Núi nam lắm hươu nai Huyết thơm thịt béo ngậy Dao vàng thái món quý Rượu ngon cạn trăm li. Đời người ai trăm tuổi Vui được cứ vui đi Tội gì bần hàn mãi Năm hết mở mày chi. Di Tề danh không lớn (*) Chích Cược nào giàu đâu (**) Trung thọ tầm tám chục