Home Bình Luận Nền kinh tế không nhất thiết phải tăng trưởng

Nền kinh tế không nhất thiết phải tăng trưởng

Một xu hướng kinh tế mới trong những năm gần đây đang được đề cập đến ngày một nhiều: Thoái Tăng Trưởng, tức nền kinh tế không đề cao sự tăng trưởng mà chú ý đến các khía cạnh khác như thiên nhiên, môi trường, sức khỏe, đời sống nhân sinh, các giá trị tinh thần.

“Kinh tế học thiêng liêng” của Charles Eisenstein là một cuốn sách nằm trong xu thế này mà những đồng đội của tôi ở Book Hunter đã nỗ lực dịch & giới thiệu với các độc giả Việt Nam. Cuốn sách đặt ra các vấn đề quan trọng:

– Con người tham gia vào các hoạt động kinh tế không chỉ thuần túy vì lợi nhuận mà vì động cơ khác: động cơ được chia sẻ các giá trị và tài năng của mình, mà trong đó tiền bạc là phần thường xứng đáng được nhận. Tuy nhiên, khi lòng tham quá độ được thúc đẩy bởi thị trường tài chính không lành mạnh, thổi phồng bong bóng giá trị, thì lợi nhuận lại được đẩy lên vị trí tối cao và lấn át những động lực khác.

– Đồng tiền không có tội, nó chỉ có giá trị trung gian cho sự trao đổi các giá trị với nhau trong cộng đồng. Đồng tiền nếu không đảm nhiệm vị trí trung gian này, mà lại đóng vai trò là một “mặt hàng” để định giá, thì thị trường hỗn loạn. Thị trường chỉ có thể ổn định khi người ta đầu tư để tạo ra hàng hóa, để mang lại đời sống tốt đẹp hơn, để giúp cho những người kém may mắn, để nghiên cứu và tìm tòi cải thiện thế giới… thay vì đầu cơ vào các bong bóng.  (Có lẽ, những ngày này, chúng ta đã biết cái giá phải trả của nền kinh tế khi dòng tiền được đổ vào cuộc đua đầu cơ tài chính & bất động sản).

– Kích cầu thị trường bằng cách sản xuất đại trà, hàng loạt, giá rẻ, bóc lột nhân công và thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng không phải phương án tốt cho nền kinh tế, bởi nó tạo ra một nền kinh tế không dựa trên nhu cầu thật mà chủ yếu dẫn tới lãng phí nguồn lực. Lãng phí luôn đi kèm với sự suy kiệt: tài nguyên thiên nhiên & sức lực và trí tuệ của con người – những gì thiêng liêng nhất của sự sống mà chúng ta được ban tặng.

Cuốn sách này đã giúp tôi trải qua những khó khăn trong quyết định sự nghiệp, rằng mình sẽ đeo đuổi tiền tài như bao người hay sẽ sống ở một mức “đủ ăn” tối thiểu để đeo đuổi các ý tưởng? Cuốn sách không khuyến khích cả hai thái cực ấy, mà đã cho tôi thấy con đường hài hòa giữa hai khía cạnh Kinh Tế và Thiêng Liêng.

Hà Thủy Nguyên

Trí tuệ của khu vườn Islam

Ý tưởng khu vườn luôn là trọng tâm của đạo Islam với mục đích mang lại hi vọng - vì thiên nhiên quá đẹp đẽ - và nhuốm sầu muộn thẳm sâu - bởi bản thân cuộc sống không bao giờ có thể trở nên hoàn hảo. [caption id="attachment_2796" align="aligncenter" width="575"] Bagh-e Babur Garden, Kabul, Afghanistan, được xây năm 1528 dưới thời kỳ cai trị của đế chế Mughal tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: Hidden Architecture.[/caption] Đối với người Islam, thế giới mà chúng ta

Thị trường sách Việt Nam (7): Khi văn hóa đọc thiếu nền tảng học thuật và pháp luật

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa

Dẫn nhập Kabbalah (6): Sách Bahir

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự ảnh hưởng của sách Bahir - tác phẩm căn bản nhất thể hiện thế giới quan huyền bí của người Do Thái. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn

SOI TRỌC PHÚ (2): Hệ sinh thái giàu bẩn

Ở bài (1) của chùm bài “Soi trọc phú” với tên “Họ là ai và vì sao là họ”, tôi đã có nhắc đến việc hệ thống trọc phú giờ đây đã trở thành một hệ sinh thái. Hệ sinh thái tức là sao? Tức là mỗi cá thể trong hệ thống ấy vừa triệt hạ nhau, vừa nương tựa vào nhau mà sống theo mối quan hệ cộng sinh. Bất cứ một thành phần cá biệt nào muốn gia nhập vào hệ sinh thái tiền

Thử giải mã bài thơ “Cuối Thu” của Hàn Mặc Tử

Tôi đọc thơ Hàn Mặc Tử lần đầu năm 14 tuổi và không có nhiều ấn tượng thực sự với thơ ông. Bài đầu tiên ấy chính là “Đây thôn Vĩ Dạ”. Lúc đó, tôi còn đang say theo “Một chiếc linh hồn ngọc/Mang mang thiên cổ sầu” của Huy Cận. Vì quá yêu thơ Huy Cận, tôi đã kiếm cho bằng được tập “Lửa thiêng” (Hồi đó khó kiếm lắm nhé, nhất là với học sinh cấp 2). Tuy nhiên, tôi vẫn tò mò, điều gì