Home Sáng tác mới Nhảm #18: Phá lồng

Nhảm #18: Phá lồng

Tự do là thứ chưa ai từng có nhưng ai cũng thích đòi, thật kỳ lạ…lại còn đi tìm nữa chứ…
Ý thức rằng mình đang không tự do quan trọng hơn tìm thấy tự do. Bất hạnh cho những ai thấy rằng mình đang tự do. Họ tự đang nhốt mình đấy.
Người khác nhốt mình: ngục tù. Mình tự nhốt mình: tự do.
Không ai tước bỏ tự do của ai cả, bởi vì không ai tự do. Những kẻ muốn giam hãm kẻ khác chẳng qua là bởi chúng quá sợ hãi, quá cô đơn, tới mức muốn nhốt hết đám đông vào một cái lồng chật hẹp. Càng chật càng yên tâm.
Nhưng mà kẻ đã quen ở lồng rộng rồi, đâu quen ở lồng hẹp, thế là hùa nhau phá cái lồng chật đi, rồi lôi hết những kẻ đã quen trong lồng hẹp bước chân vào cái lồng rộng hơn.
Hóa ra rộng hơn chả đáng kể, cuối cùng vẫn hẹp thôi… Lại đập… Lại rộng… Lại chật… Đám đông thì cứ mỗi ngày một to hơn.
Dần dần, họ chẳng biết làm gì khác ngoài phá lồng. Nghề chính của nhân loại đó.
Không phá lồng thì làm gì nhỉ? Chấp nhận rằng mình đang sống trong lồng không phải là một cách tốt.
Hay là thử tưởng tượng những cái lồng không có thật? Đó là thứ ảo tưởng nguy hiểm nhất về tự do.
À, có thể nghĩ mình không có thật…
Mà thôi, đến đây thì nhảm quá rồi. Càng nói, tôi càng thấy tôi đang chui sâu vào một xó lồng và dựa vào chấn song rung đùi nhìn đám đông đập, đập, và đập. Càng đập, họ càng thấy họ vẫn ở trong một cái lồng y như tôi, chưa ai thoát đi đâu cả…

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong

Nhảm #19: Sở hữu

Người đời luôn cần sở hữu cái gì đó, không hữu hình thì cũng phải vô hình. Họ dành gần hết cuộc đời để sở hữu những thứ không thật sự thuộc về mình, và thực ra là không thuộc về ai cả. Nào thì thành đạt, tài sản, nhan sắc, danh tiếng, tình yêu...ôi đủ thứ có thể gọi tên. Vì quá mải mê sở hữu, họ quên mất tận hưởng trải nghiệm chúng. Và bởi thế, họ bị chính những thứ mình sở

Nhảm #23: Nói

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng. Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người. Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi. Chẳng từ ngữ định tính nào định