Home Sáng tác mới Nhảm #19: Sở hữu

Nhảm #19: Sở hữu

Người đời luôn cần sở hữu cái gì đó, không hữu hình thì cũng phải vô hình. Họ dành gần hết cuộc đời để sở hữu những thứ không thật sự thuộc về mình, và thực ra là không thuộc về ai cả. Nào thì thành đạt, tài sản, nhan sắc, danh tiếng, tình yêu…ôi đủ thứ có thể gọi tên.
Vì quá mải mê sở hữu, họ quên mất tận hưởng trải nghiệm chúng. Và bởi thế, họ bị chính những thứ mình sở hữu sở hữu mình. Họ thành công cụ, thành nhân tố để thúc đẩy những kẻ khác lại ham muốn đủ thứ như họ.
Sở hữu thực sự là một cái bẫy…
Có duy nhất một thứ đáng để sở hữu, đó chính là bản thân mình. Ấy thế mà, khi có quyền sở hữu chính bản thân mình, họ lại sợ hãi! Quả là kỳ quặc!
Một người nhận ra họ không có gì ngoài chính bản thân họ khi họ mất tất cả, mà không phải, có gì thực sự là của mình đâu. Nghịch lý ở chỗ, người đời thích sở hữu ngoại thân nhưng lại muốn bản thân được sở hữu, vì luôn kỳ vọng bản thân mình tồn tại một cách có giá trị với ai đó.
Thế rồi, sở hữu thật là một tình trạng vô vọng, ngay cả sở hữu chính bản thân mình.
Vô sở hữu còn khó thực hiện hơn, vì người đời càng không thể chấp nhận rằng hóa ra mình chả là cái quái gì! Hoàn toàn vô giá trị, thậm chia có thể còn không thực tồn tại.
Thế thì sở hữu hay vô sở hữu đều đi đến kết luận rằng chúng ta chả là cái thá gì, và không chắc là chính chúng ta. OK???

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #5: Tiếng ồn

Sâu kín luôn im lặng! Lời nói luôn là tiếng ồn, cho dù lời nói có hay ho và ý nghĩa đến đâu đi nữa. Những tư tưởng thiêng liêng và cao cả đều tha hóa, bởi vì chúng quá ồn ào. Làm sao có thể tìm kiếm sự im lặng bên trong tiếng ồn? Không thể! Nhưng ta có thể im lặng giữa tiếng ồn. Bạn đã bao giờ đi im lặng giữa một đám đông hô hào? Hừm, tiếng ồn sẽ cho rằng

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong

Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Càng hiểu nhiều quy luật của cuộc sống, càng khó để tham gia cùng cuộc sống. Nếu ta thử và phát hiện ra điều ta biết là sai, đó không phải bất hạnh, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc vì còn gì đó để khám phá. Nếu ta cứ đúng mãi dù cho các lựa chọn có điên rồ đến đâu, đó lại là vấn đề. Tức là khi ấy cuộc sống không còn gì để khám phá, để thử thách. Độ bất hạnh sẽ

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm #14: Yếu đuối

Đôi khi cần phải yếu đuối, bệnh hoạn, ốm đau, để tự tách mình ra khỏi những thói quen điên rồ của thời đại. Những kẻ muốn sở hữu ta luôn cho ta cảm giác ngập tràn hạnh phúc và năng lượng để ta quên mất rằng ta đang bị cầm tù: cái lồng hoàn hảo. Bất hạnh theo các cách khác nhau và với tỉ lệ khác nhau có thể phần nào giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thời đại. Chịu đựng