Home Sáng tác mới Nhảm#3: Hành động

Nhảm#3: Hành động

Thế gian này, không ai hành động.

Tất cả chỉ vận hành theo các thói quen, như một mã lệnh tự động được ghi trong tâm trí.

Hành động như một trò diễn theo kịch bản.

Hành động như một vật thể di chuyển theo quỹ đạo.

Hành động không hàm chứa tự do trong đó. Một hành động khởi lên, nó đã bị kiểm soát bởi các lực đẩy và lực nén.

Bất kể con người có ý thức hay vô thức, những hành động ta làm cũng không phải ta làm.

Hành động có ý thức: biết rằng ta là con rối mà cuộc đời giật dây.

Hành động trong vô thức: sự va chạm hỗn loạn của những thói quen, những nguyên tắc, những điều luật, những đức tin, những sân hận, hoài nghi lộn xộn trong đầu…

Không hành động: một trạng thái chối từ rằng mình đang hành động.

Trật tự là khi con người hành động trong vô thức. Và loạn lạc cũng thế, là khi con người tiếp tục hành động trong vô thức. Điều gì tạo ra khác biệt trong trật tự và loạn lạc?

Trật tự: những vai diễn tẻ nhạt ít đột biến, theo một công thức có sẵn.

Loạn lạc: bộ vở đại kịch hấp dẫn kéo dài dằng dặc không dứt chương hồi.

Người ta thích xem đại kịch nhưng lại thích sống trong xã hội trật tự và mâu thuẫn hơn thế là người ta thích hành động mà chả cần suy nghĩ cái quái gì.

Trong vở đại kịch, từ chối thừa nhận rằng mình đang hành động hay ý thức được thân phận con rối của mình sẽ khiến vai diễn lỡ dở. Nhưng đó là sự lỡ dở cần thiết cho một cấu trúc hoàn hảo của thế gian.

Không có sự kết thúc hành động, chỉ có chuyển từ hành động này sang hành động khác.

Kkhông có hủy diệt hay bất tử, chỉ có những chuỗi hành động nối tiếp nhau liên miên bất tuyệt.

Tôi sẽ dừng hành động này ở đây để chuyển sang hành động khác và các bạn nối tiếp hành động vừa qua của tôi bằng cách khởi phát hành động đọc, và gì đó nữa thì tùy các bạn.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #10: Thú vị

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #13: Bắt chước

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm#7: Niềm tin

Niềm tin cần thiết khi người ta thiếu ý thức về bản thân mình. Tất cả các niềm tin, dù tốt dù xấu, đều chỉ là thứ gây ảo giác để ta vượt qua chặng đường đời chông gai, để ta có thể như một kẻ ngáo thực hiện các việc làm điên rồ, vô nghĩa. Hoài nghi là một biện pháp cai nghiện, nhưng hoài nghi không giúp ta phòng chống một cơn nghiện niềm tin khác sẽ nảy sinh trong tương lai. Và

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng. Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người. Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi. Chẳng từ ngữ định tính nào định