Home Sáng tác mới Nhảm#7: Niềm tin

Nhảm#7: Niềm tin

Niềm tin cần thiết khi người ta thiếu ý thức về bản thân mình.
Tất cả các niềm tin, dù tốt dù xấu, đều chỉ là thứ gây ảo giác để ta vượt qua chặng đường đời chông gai, để ta có thể như một kẻ ngáo thực hiện các việc làm điên rồ, vô nghĩa.
Hoài nghi là một biện pháp cai nghiện, nhưng hoài nghi không giúp ta phòng chống một cơn nghiện niềm tin khác sẽ nảy sinh trong tương lai.
Và có thể, người ta sẽ nghiện hoài nghi…vì hoài nghi cho người ta niềm tin rằng người ta đang thông thái hơn hết thảy.
Ừm, niềm tin có thể sử dụng như quần áo, có thể để hợp mốt, cũng có thể để điểm trang cho cái tôi của mình.
Thế tức là có thể vứt bỏ chúng khi cần thiết.
Bám vào một niềm tin nào đó là một dạng bệnh lý và dơ bẩn.
Liên tục ở trong trạng thái ngáo hay mặc đi mặc lại một bộ quần áo ư? Hãy tưởng tượng xem!
Bạn có thể gọi niềm tin bằng một từ khác mĩ miều hơn: “đức tin”.
Đức tin là gì? Bạn thích định nghĩa thế nào cũng được. Nếu cứ bám vào định nghĩa, thì đức tin cũng chỉ là một dạng của niềm tin mà thôi.
Đức tin thiêng liêng và thần thánh nhỉ? Đức tin có thể cứu rỗi loài người? Loài người sợ tỉnh táo tới mức phải mượn những trạng thái ngáo để có cảm tưởng rằng mình được cứu rỗi.
Tin – thể hiện cho sự dối gạt bản thân.
Nói rằng cần niềm tin hay đức tin chẳng khác nào nói thế giới cần dối trá! Mà phải thôi, làm gì có sự thật, chỉ có những người mong muốn đi tìm sự thật, những người không thích ngáo và ý thức rằng quần áo không phải thứ có thể mặc mãi.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng. Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người. Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi. Chẳng từ ngữ định tính nào định

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ. Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn. Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng. Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh. Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc. Có nụ cười thiếu vắng niềm vui

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,

Nhảm #8: Dân tộc

Tinh thần dân tộc không phải đại diện cho lòng yêu nước, mà là biểu hiện của thứ mặc cảm thua kém. Giống như một tên trọc phú yếu sinh lý, chẳng có gì để tự hào ngoài tài sản của mình và ngồi khư khư ôm mớ tài sản ấy vì sợ mất. Cái gì đại diện cho lòng yêu nước? Còn phải xem định nghĩa thế nào là "nước" đã! Ý niệm đất nước ở mỗi người, mỗi thời đại lại khác nhau

Nhảm #23: Nói

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt