Home Sáng tác mới Nhảm #8: Dân tộc

Nhảm #8: Dân tộc

Tinh thần dân tộc không phải đại diện cho lòng yêu nước, mà là biểu hiện của thứ mặc cảm thua kém. Giống như một tên trọc phú yếu sinh lý, chẳng có gì để tự hào ngoài tài sản của mình và ngồi khư khư ôm mớ tài sản ấy vì sợ mất.

Cái gì đại diện cho lòng yêu nước? Còn phải xem định nghĩa thế nào là “nước” đã! Ý niệm đất nước ở mỗi người, mỗi thời đại lại khác nhau xa lắm, nhưng dù thế nào, đó cũng chỉ là một ý niệm để cố kết các cá nhân riêng rẽ vào một lợi ích chung của một số nhóm nhất định.

Tức là, nếu ta muốn yêu nước, ta lại phải cân nhắc xem ta nên yêu nước theo cách nào. Có lẽ ta nên yêu nước theo cách của những kẻ có quyền lực mạnh hoặc những kẻ thắng thế, vì chỉ có vậy ta mới không bị quy là kẻ bán nước! Mỉa mai nhỉ! Tình yêu ai lại thế…

Tình yêu nước quy thuận quyền lực và thứ tinh thần dân tộc đầy mặc cảm một khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành mảnh đất đầm lầy nhơ nhuốc với thứ mùi nồng nặc nuôi dưỡng đủ loại quái vật man rợ, thứ mà chúng ta vẫn gọi là truyền thống.

Nhưng… không có tình yêu nước thực thụ, chỉ có sự trung thành với ý niệm mà ta bị cài trong đầu… không có tinh thần dân tộc thực sự mà chỉ có những hóa thạch của lịch sử được đào bới lên để bám víu, để đắp lên nhằm che đậy sự yếu kém của mình.

Nếu một quốc gia quá lệ thuộc vào tình yêu nước và tinh thần dân tộc để phát triển, thì quốc gia ấy chỉ mãi là một vũng lầy. Vì một linh hồn mạnh mẽ được trang bị mọi tài năng sẽ khiến các quái vật đầm lầy ghen tị tới mức tìm mọi cách để ngáng trở nhân danh rất nhiều lý tưởng cao đẹp.

Linh hồn ấy rốt cuộc sẽ chọn trở thành một trong số quái vật đầm lầy hay sẽ thanh tẩy đầm lầy ấy? Có phải “nước trong thì cá gầy”?

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong

Nhảm #20: Nhạt nhẽo

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm#3: Hành động

Thế gian này, không ai hành động. Tất cả chỉ vận hành theo các thói quen, như một mã lệnh tự động được ghi trong tâm trí. Hành động như một trò diễn theo kịch bản. Hành động như một vật thể di chuyển theo quỹ đạo. Hành động không hàm chứa tự do trong đó. Một hành động khởi lên, nó đã bị kiểm soát bởi các lực đẩy và lực nén. Bất kể con người có ý thức hay vô thức, những hành

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời