Home Bình Luận Soi trọc phú (1): Họ là ai và tại sao lại là họ?

Soi trọc phú (1): Họ là ai và tại sao lại là họ?

Lưu ý khi đọc chùm bài “Soi trọc phú”: -  Người nhà giàu không nhất thiết là trọc phú và trọc phú không nhất thiết

Lưu ý khi đọc chùm bài “Soi trọc phú”:

–  Người nhà giàu không nhất thiết là trọc phú và trọc phú không nhất thiết phải rất nhiều tiền

–  Giàu có là tốt nhưng trọc phú thì lố bịch

–  Trọc phú không đáng ngại bằng Tính trọc phú lây lan rộng trong xã hội qua các môi trường doanh nghiệp, truyền thông, ẩm thực, du lịch…

Thử định nghĩa lại trọc phú

Từ điển Hán Việt của Nguyễn Quốc Hùng định nghĩa “trọc phú” là nhà giàu nhưng lòng dạ bẩn thỉu. Đây là cách định nghĩa rất sát với từ “trọc phú” trong tiếng Hán ( 濁富). “Trọc” có nghĩa là bẩn thỉu, “Phú” có nghĩa gốc là dồi dào và thêm một nghĩa nữa là giàu có. Như vậy, định nghĩa của ông Nguyễn Quốc Hùng là chính xác, nhưng không đủ rõ nghĩa. Bởi vì, thế nào là “lòng dạ bẩn thỉu”?

Sự bẩn thỉu hay xấu xa trong tâm ở mỗi thời đại lại có cách hiểu khác nhau. Sự sạch sẽ, trong sáng thì chỉ có một kiểu thôi nhưng sự xấu xa thì muôn cách thể hiện, biến đổi không ngừng. Ở đây, tôi sẽ không bàn về cách hiểu của người xưa, bởi vì tôi không sống ở thời đại đó, không biết rõ các cách thức xấu xa của các bậc tiền bối trong làng trọc phú. Tôi chỉ bàn về trọc phú ngày nay, ở thời đại tôi đang sống mà thôi.

Từ “trọc” được sử dụng rất hay, bởi trọc phú thì bẩn toàn diện, bẩn từ trong ra ngoài, bẩn từ lòng dạ đến thói quen, cho dù có khoác lên những chiếc áo hạng sang và chải chuốt bóng bẩy.

Về căn bản, một trọc phú không kiếm tiền bằng tài năng và sự nghiêm túc trong nghề nghiệp đâu, mà bằng lối làm ăn chộp giật, trục lợi, bất chấp thủ đoạn. Mặc dù không đủ tay nghề nhưng để kiếm tiền nhanh, họ cứ thế nhận việc mà không quan tâm đến các hậu quả có thể xảy ra; hoặc sẽ trí trá tìm cách cướp công của người khác để nhận về mình. Kiếm được một mớ tiền rồi, lòng thấy sung sướng, rồi đâm ra kiêu ngạo, tự nghĩ mình là tài giỏi hơn người. Họ tự gạt mình rằng trước kia mình kiếm tiền được là nhờ họ giỏi giang về nghề, tự cho tay nghề của mình là nhất, rồi khinh miệt những người có tài nhưng chưa (hoặc không) có nhiều tiền như họ.

Bởi vì của cải họ kiếm được là bất chính nên họ cần phải tìm mọi cái mã để đắp lên mình, để tự che đậy quá khứ làm ăn bẩn thỉu của mình. Vậy là họ học làm sang. Buồn cười thay, sẽ có một hệ thống những trọc phú khác cũng chộp giật và trục lợi như vậy, cung cấp những cái vỏ để từng phần tử trọc phú khác khoác lên người. Những cái vỏ ấy thôi thì đủ loại: hàng hiệu, dịch vụ sang chảnh, thờ bái quỷ thần, tu thiền học đạo nửa vời… Và bởi vì họ đã quen cái thói “chộp giật”, nên những cái vỏ mà họ chọn cũng rởm lắm. Những cái vỏ ấy cũng được tạo ra bởi các… trọc phú như họ. Thế nên, không chỉ ăn chơi, tiêu dùng là dịch vụ mà ngay cả thần thánh, tu thiền học đạo, hoạt động tri thức, với họ cũng chỉ là dịch vụ, và được vận hành theo đúng cái lối của trọc phú. Tóm lại, một hệ sinh thái trọc phú được tạo ra để cung cấp vỏ cho trọc phú.

Tại sao tôi lại viết về họ?

Tôi biết các trọc phú lười đọc lắm, chưa chắc họ đã đọc bài của tôi. Nhưng thôi, để phù hợp với nhận thức của họ, tôi sẽ gạch đầu dòng cho tiện:

Thứ nhất, bởi vì họ chiếm đa số trong xã hội Việt Nam hiện nay (có thể là cả trên thế giới), nên họ là những kẻ nhân rộng virus “trọc phú” qua cách thức kinh doanh, cách đào tạo nhân viên, cách truyền thông. Đó là còn chưa kể lây lan qua con cháu, anh em họ hàng, bạn bè, đồng hương… blah blah blah…

Thứ hai, họ là những kẻ tàn phá môi trường tự nhiên, văn hóa và đạo đức xã hội nhất nhưng vẫn vênh vang rằng mình tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Thứ ba, lý do cá nhân thôi, tôi rất khó ở mỗi khi phải tiếp xúc với các trọc phú và các trọc phú cũng rất ngứa mắt với sự kênh kiệu và vô lễ của tôi.

Thứ tư, tôi thực sự lo ngại vì hệ sinh thái trọc phú đang ngày càng lan rộng với một niềm tin chắc chắn được lan truyền trên truyền thông đại chúng rằng cần phải giàu có, cần phải đẳng cấp theo cái cách rất… trọc phú.

Tóm lại, tôi viết bài này và cả các bài khác trong chùm bài SOI TRỌC PHÚ, không phải để các bạn khinh rẻ các trọc phú hay những ai có tính trọc phú, mà mong sao ai đó bị nhiễm virus trọc phú rồi thì cố chữa trị, để cuộc sống của chúng ta bớt dối trá và phù phiếm hơn.

Hà Thủy Nguyên

 

Tết và giả dối, phù phiếm, rác rưởi

Mỗi năm một lần Tết âm lịch lại đến như một cái gông đè nặng lên cổ từng người. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, chúng ta tổ chức một kỳ lễ Tết mà chẳng hiểu ý nghĩa của nó, chúng ta tiêu tốn một lượng lớn thời gian – công sức – tiền bạc để hoàn thành những nghi lễ vô giá trị được dán nhãn “truyền thống”, chúng ta cười cười nói nói với những người mà chúng ta chẳng hiểu

Tự do học thuật và tự do trí tuệ

Cơ chế dân chủ là một cơ chế mở, không chỉ đảm bảo quyền lợi của người dân mà còn tạo ra cơ hội để những người tài năng dễ dàng hơn trong việc thể hiện và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Cơ chế dân chủ với tình trạng dân trí thấp và trong đó, những quyền hạn về tự do học thuật và tự do trí tuệ bị ngăn cản thì đó chỉ là dân chủ giả

Ma thuật của ngôn từ

“Hôm nay, tôi nhốt mình cả ngày trong căn phòng kín.” Đó là một câu trần thuật không thể xác định được thời gian. Hôm nay là hôm nào? Cả ngày là bắt đầu từ bao giờ và kết thức từ bao giờ? Thậm chí, đến không gian cũng không thể xác định. Căn phòng kín đến mức độ nào? Một căn hộ 5m2 cũng có thể gọi là kín, một tòa biệt thự cũng là một cấu trúc đóng kín, một đô thị cũng

KHI VĂN HÓA ĐỌC THIẾU NỀN TẢNG HỌC THUẬT VÀ PHÁP LUẬT

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa

Thị trường sách Việt Nam (9): Đàm phán xuất bản sách, cần thận trọng với tác quyền

Đã hơn 2 năm rồi tôi không bàn về thị trường sách, dù rằng 2 năm vừa qua thị trường sách thật sôi động và lắm “drama”. 2 năm, có lẽ tôi cũng nhặt nhạnh thêm được kha khá vấn đề của thị trường sách Việt Nam, và đã đến lúc “khai bút” trở lại, và xin được bắt đầu bằng vấn đề tác quyền. Tôi đặt ra vấn đề tác quyền và đàm phán xuất bản sách khi dư luận trên facebook đang xôn