Home Tác phẩm & Dự án Tập thơ Mùa dã cổ

Tập thơ Mùa dã cổ

Tập thơ “Mùa dã cổ”

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

Thời gian sáng tác: 2010 – 2015

Số trang:  140 trang

Xuất bản năm 2016, NXB Hội nhà văn.

Link mua sách: https://thebookhunter.org/portfolio-item/mua-da-co/

Tổng quan nội dung:

“Mùa dã cổ” là tập thơ biểu hiện những cảm hứng cổ xưa với các biểu tượng như quỷ dữ, thiên thần, hồ ly, quân vương, phượng hoàng…v…v… của nhà thơ Hà Thủy Nguyên. Những bài thơ trong “Mùa dã cổ” đã được đăng tải trên Book Hunter và được nhiều độc giả đón đọc. Mùa dã cổ cthể hiện tâm trạng và những chiêm nghiệm về một miền quá khứ hoàng kim đầy tính ước lệ, đối nghịch với thực tại chất chồng các khuôn mẫu lộn xộn. Sống ở thế giới hiện đại nhưng tác giả lại viết về các hồi ức mơ hồ của thuở xa xưa đan cài trong một cái nhìn tách biệt từ một thực tại khác để lý giải thực tại này.

 

Trích dẫn lời phi lộ:

Người ta nói, thế giới hiện đại đánh dấu sự suy tàn của thơ ca. Tôi nói, thế giới hiện đại là bãi rác của lịch sử nhân loại. Tất cả những gì thanh cao nhất đã ngủ lại trong quá khứ cổ xưa, những gì phô bày ngày nay, kể cả sự thanh cao cũng chỉ là ngành công nghiệp tái chế rác. Rác được tái chế hay không thì vẫn cứ là rác.

Thơ ca không mất đi. Thơ ca chỉ ngủ ở nơi mà nó thuộc về. Giống như nhiều kẻ tự mạo nhận mình là đấng cứu thế, là cứu tinh của nhân loại trong thời suy tàn và điên đảo, cũng có không ít kẻ tự coi mình như những kẻ đột phá, đập vỡ tất cả sự cao quý của tính thơ. Liệu có thể gọi đó là thơ, có thể gọi đó là sự cứu thế, hay là sự tự mãn của rác rưởi lên ngôi?

 

Trích dẫn thơ:

– Thuyền âm nhạc lững lờ – hững hờ

Không cập bến trần gian

Mùa dã cổ tàn

Ai nuối tiếc

Ai vun bụi ngọc kết hoa

Ai ủ men sầu vạn cổ

Ai gom mưa kết đọng

Ai nối hồn cung linh

Ai thắp vầng huyết nguyệt

Khơi sóng buồn len len…

(Trích “Mưa mùa dã cổ”)

– Nếu ta là Satan

Ta lạc loài giữa một bầy thiên sứ

Nếu ta là thiên sứ

Ta lạc loài giữa một lũ điên

Nếu ta là người điên

Ta lạc loài giữa cõi đời quá tỉnh

(Trích “Lạc loài”)

 

Buổi ra mắt tập thơ “Mùa dã cổ” với sự có mặt của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, nhà nghiên cứu Tạ Đức, Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

Nhận thức bản thân hay chiếc mặt nạ hoàn hảo

Bản tính hay cá tính của một người là một cái gì đó rất mơ hồ trong định nghĩa. Tất cả loài người đều khó có thể nhận diện được đúng bản thể của mình, kể cả họ có là những nhà hiền triết hay các bậc chứng ngộ. Bản thân mình là ai? Điều gì đã định hình nên tâm trí của chúng ta? Cách chúng ta nghĩ về mình có thực sự trung thực hay đã bị tô vẽ theo một cơ chế

Ta đành lỗi hẹn cùng người nhé

Ta đành lỗi hẹn cùng người nhé Cố nhân ơi Ta đã lạc vần thơ Một lời hẹn đã lạc trong tiền kiếp Ô Thước kia, thôi vỡ vụn cho rồi   Ta đành lỗi hẹn cùng người nhé Sông Ngân cuồn cuộn sóng mệnh trời Cố nhân ơi Hứng thơ chiều đã cạn Hai tinh cầu xin xích lại cùng nhau   Cố nhân ơi, người là ai thế nhỉ Người có nghe gió lạnh đang gào Nơi ải bắc vong hồn thét gọi

Sự suy thoái của thế hệ trẻ hay chuyển dịch hệ hình tư duy

Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, tác giả của các cuốn phê bình văn học như “Mắt Thơ”, “Bút pháp của ham muốn”, “Thơ

TẾT THÌ LÀM GÌ?

Gần đến Tết rồi, người ta vẫn bàn cãi nhau về chuyện giữ Tết hay không giữ Tết. Bên thì cho rằng gần “gìn giữ bản sắc dân tộc” nên phải giữ, bên thì cho rằng Việt Nam cần “phát triển” nên tốt nhất là “gộp chung Tết tây Tết ta”. Cãi qua cãi lại, mất đi cái vui ngày Tết. Không có gì tốn năng lượng bằng tranh luận, mấy năm làm “keyboard warrior” đã dạy cho mình điều ấy. Mình không hiểu nghĩa

Trung đạo – Điểm gặp gỡ giữa tư tưởng của Aristotle với Phật giáo và Nho giáo

Trong cuộc gặp gỡ tâm thức Đông – Tây, độc giả Việt Nam thường biết đến sự gần gũi giữa tư tưởng của Athur Schopenhauer hay Friedrich Nietzsche… với triết lý Hindu giáo và Phật giáo. Sự gần gũi này có thể lý giải, bởi sự giao thoa văn hóa Á Âu vào thế kỷ 19, thời đại họ sống, và các hệ tư tưởng từ phương Đông bổ khuyết cho những thiếu sót của một châu lục đang trong cơn cuồng duy lý. Tuy