Home Bình Luận TẾT THÌ LÀM GÌ?

TẾT THÌ LÀM GÌ?

Gần đến Tết rồi, người ta vẫn bàn cãi nhau về chuyện giữ Tết hay không giữ Tết. Bên thì cho rằng gần “gìn giữ bản sắc dân tộc” nên phải giữ, bên thì cho rằng Việt Nam cần “phát triển” nên tốt nhất là “gộp chung Tết tây Tết ta”. Cãi qua cãi lại, mất đi cái vui ngày Tết. Không có gì tốn năng lượng bằng tranh luận, mấy năm làm “keyboard warrior” đã dạy cho mình điều ấy.

Mình không hiểu nghĩa lắm cái thứ các bạn “tân tiến” gọi là Tết Tây. Ở Tây, người ta nghỉ Tết từ Giáng Sinh cho đến hết mồng 1. Nghi lễ cũng đủ trò lắm, tốn kém phải biết! Có phải quan niệm Tết Tây của các bạn chỉ là nghỉ mỗi một ngày 1/1? Mà phải có tuyết thì mới ra không khí Tết Tây. Số lượng ngày nghỉ cũng có thể coi là ngang ngửa Tết Ta nhỉ! Tết Ta thì cũng thường nghỉ từ 29 âm đến mồng 5 Tết, nghỉ nhiều hơn Tết Tây ở phương Tây một chút. Có mấy bạn nhà văn đọc được vài ba xu chữ cũng lớn tiếng hô hào vì tương lai của đất nước nên dẹp bỏ Tết Ta. Nhảm shit! Họ chả hiểu gì về ngày lễ Tết cũng như chả hiểu gì về phát triển.

Để một đất nước phát triển thì chính phủ phải chăm lo cho dân chúng, người dân cư xử có văn hóa, nhân tài được đối đãi xứng đáng, quân đội phải bảo vệ vững chắc cho bờ cõi… chứ liên quan quái gì đến Tết Tây hay Tết Ta. Phương Tây phát triển không phải vì họ làm cật lực không nghỉ ngơi, mà họ dùng não nhiều hơn chân tay, họ biết cải tiến công nghệ, học hỏi kiến thức để làm sao cho tốn ít sức người nhất mà đạt hiệu quả công việc cao. Còn nước ta kém phát triển vì có đám tự xưng là trí thức nhưng sách không đọc, chỉ biết hóng hớt chém gió, ăn tiền của nước ngoài để dèm pha dư luận; và những đám quan chức chỉ muốn vinh thân phì da bòn rút của dân càng nhiều càng tốt. Các cụ xưa nói, “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng báo chí giờ đây đã trở thành diễn đàn cho những kẻ dốt nát được phép đăng đàn thuyết pháp định hướng dư luận. Những vụ như thế nào sao Ban tuyên giáo không ý kiến gì? Muốn đất nước phát triển, mình mong sao bọn dốt nát ấy câm bớt mồm lại.

Tết Nguyên Đán sắp đến rồi, có hoa đào nở – thứ mà Tết Tây chả có! Khí trời mưa lất phất bay cũng là thứ phương Tây không thể có được. Ngày Tết, xin thưa, vốn dĩ là đánh dấu bước chuyển của Thời gian. Giáng Sinh ở phương Tây vốn là ngày Đông Chí, cũng là ngày sao Bắc Đẩu sang rõ nhất trên bầu trời. Việc này có ý nghĩa với dân du mục hay dân hàng hải, vốn lấy sao Bắc Đẩu để định hướng. Còn ở nước ta, vốn là mảnh đất nông nghiệp định cư, ngày lễ Tết đánh dấu ngày đầu của mùa xuân bằng hoa đào nở. Mà mùa xuân cũng là lúc cây cỏ đâm chồi nảy lộc, vươn mình sinh trưởng. Đó là lý do ngày Tết, dân ta cúng bánh chưng và bánh dầy. Xin nói thêm, hình ảnh bánh chưng bánh dầy vốn không phải biểu tượng là trời tròn đất vuông đâu, mà bánh chưng vốn dĩ có hình dài như bánh tét của miền Nam, tượng trưng cho cái Linga, còn bánh dầy tròn là cái yoni. Linga và Yoni kết hợp thành một cặp biểu tượng sinh thực khí, tượng trưng cho nghi lễ nông nghiệp. (Nhà nào giờ chỉ cúng bánh chưng mà không cúng bánh dày thì coi chừng FA nha! Đừng đổ tại trời!)

Quay lại chuyện Tết Tây – Tết Ta. Các bạn cuồng Tây, sung bái Tây, thôi thì cuồng Nhật, sung bái Nhật, thì cứ nhận luôn đi. Đừng viện cớ phát triển. Hoặc đơn giản, đời sống tinh thần của các bạn này quá nhạt nhẽo, thấy bông hoa đẹp không có rung cảm, không có người nào đủ thân để vui vầy, không cảm nhận được sự chuyển mình của thời gian. Loại vỗ ngực tự xưng là nhà văn, nhà báo, trí thức… như thế thật đáng xấu hổ, chẳng qua chỉ là lũ điếm chữ mà thôi.

Cuối năm có mấy lời cay nghiệt xả nốt, lấy chỗ sạch sẽ cho đầu óc những ngày Tết trong sạch. Tết năm nào cũng vậy, mình đi ngắm cảnh khắp Hà Nội rồi về viết lách cái gì đó. Năm nay sẽ vui hơn, các bạn Book Hunter quyết định sẽ làm việc xuyên Tết. Mọi người đừng ngạc nhiên gì, làm việc để lấy cớ gặp nhau là chính thôi! Với cả, cuộc đời bọn mình hôm nào chẳng là Tết!

Bài đăng trên Facebook ngày 13/1/2017

Hà Thủy Nguyên

Tết và giả dối, phù phiếm, rác rưởi

Mỗi năm một lần Tết âm lịch lại đến như một cái gông đè nặng lên cổ từng người. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, chúng ta tổ chức một kỳ lễ Tết mà chẳng hiểu ý nghĩa của nó, chúng ta tiêu tốn một lượng lớn thời gian – công sức – tiền bạc để hoàn thành những nghi lễ vô giá trị được dán nhãn “truyền thống”, chúng ta cười cười nói nói với những người mà chúng ta chẳng hiểu

Truyền thông đã định hướng 9 truyền thống của văn hóa Tết Nguyên Đán dẫn đến chủ nghĩa tiêu dùng, hài rẻ tiền và tâm thức nguyên thủy tại Việt Nam

Văn hóa Tết Nguyên Đán được định vị bằng một loạt những hình ảnh: bánh chưng, sum vầy, mâm cúng, lì xì, lời chúc, quà Tết, màu đỏ, cầu may, chơi hoa. Hết năm nay qua năm khác, người dân lặp đi lặp lại những thói quen và tự gọi đó là “truyền thống cha ông để lại”, dần dần trở thành một văn hóa Tết ăn sâu vào tâm thức xã hội, thành một định chế áp đặt lên toàn bộ người dân. Định