Home Trên truyền thông “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên, Kinh điển hay ko xin bàn sau nhưng xin giới thiệu 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử đáng đọc

“Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên, Kinh điển hay ko xin bàn sau nhưng xin giới thiệu 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử đáng đọc

Khi đọc đến mấy lời phi lộ của tác giả, rằng cảm hứng để viết nên cuốn tiểu thuyết này là bởi đau lòng trước số phận của những quý tộc bất hạnh, xót xa vì những rực rỡ mất mát sau 1 cuộc tao loạn… tôi chợt nhớ tới câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Gia Thiều: “giấc Nam Kha khéo bất bình/bừng con mắt dậy thấy mình tay không” và đặc biệt là câu chuyện dã sử về cuộc hồi hương của vua Lê Chiêu Thống sau 12 năm qua đời: rằng lúc nhà Thanh cho phép đoàn tùy tùng vua Lê được đưa thi hài nhà vua trở về cố quốc, tới lúc mở quan tài ra thì thấy trái tim nhà vua còn vẹn nguyên sắc máu đỏ tươi, rồi cả chuyện một người phi của vua khi nghe tin thi hài vua đã trở về đã đau thương khôn cùng, tuyệt thực mà tự vẫn theo vua. Lúc đọc được mấy dòng dã sử này, tôi tự hỏi, một Lê Chiêu Thống bị bao đời chửi rủa vì bạc nhược hèn kém và bị lịch sử lưu vết tội đồ khi bỏ nước quy hàng nhà Thanh, cõng rắn cắn gà nhà… tại sao lại có những câu chuyện dã sử đọc lên thấy đau nhói xót xa đến thế? Liệu còn bao nhiêu ẩn tình đằng sau nhân vật lịch sử này? Hẳn phải có nỗi oan trời xanh khó thấu, chỉ có dân gian tỏ tường, mới có những dã sử vây quanh. Lịch sử đã qua, dù sao các nhân vật lịch sử cũng đã tròn vai khi họ bị buộc vào các trụ chính của bánh xe ấy. Dĩ nhiên, khi không ở vị trí hoàn cảnh của bất cứ ai với từng mức giới hạn khác nhau, mọi phán xét đều chỉ mang tính chủ quan. Phàm là nhân vật lịch sử, đành phải chịu một cuộc đời đầy bí ẩn vậy.
Mượn bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ 18, buổi vua Lê – Chúa Trịnh kình nhau ở Đàng Ngoài, Tây Sơn nổi dậy ở Đàng Trong, “Thiên địa phong trần” – tập 1 Khúc cung oán, là câu chuyện xoay quanh nhân vật lịch sử Nguyễn Gia Thiều – trang tài tử bậc nhất kinh thành, chỉ ham thi họa nhã nhạc rượu ngon nhưng rồi vô tình bị cuốn vào vòng tranh giành quyền lực ở cung vua phủ chúa từ lúc nào không hay.
Nguyễn Gia Thiều cùng với Trịnh Sâm đều là học trò của Đại học sĩ Nguyễn Khản, tình cờ 3 người tạo nên một bộ 3 “soái ca” giữa đất kinh thành: 1 Tĩnh Đô Vương thông minh quyết đoán hơn người vừa lên ngôi chúa; 1 thiếu gia trâm anh thế phiệt, tài tử kinh thành 18 tuổi đã giữ chức Hiệu úy được chúa Trịnh tin dùng, đại thần tả hữu đều phải nể mặt và 1 “phong lưu đại thần” là thầy của 2 người kia. Tuy nhiên, Vương có thể uống rượu say sưa với đại học sĩ nhưng lại khó lòng chè chén với tài tử kinh thành. Tài tử kinh thành cũng có chút dị tính, mỗi lần xong công vụ lại trốn mình về nhà riêng ở Hồ Tây, thả thuyền trôi giữa hồ mà uống rượu, mà lẩn khuất trong đám sương mù, nhiều khi Vương muốn tìm gấp mà khó gặp. Vương vừa yêu mến lại vừa bực bội vì không khuất phục được Thiều.
Nếu Nguyễn Gia Thiều mãi mãi mỗi lần xong công vụ lại trốn mình về nhà riêng ở Hồ Tây để vui thú nhã nhạc rượu trăng gió mát… Nếu Nguyễn Khản ngày ngày trực chầu dưới trướng Tĩnh Đô vương (Trịnh Sâm) để thỏa thú phong lưu với chúa mà không vắng mặt một hôm chỉ vì dẫn Thiều tới ra mắt vua Lê để Thiều dâng nhà vua bức “Tống sơn đồ” thì Thiều sẽ không bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực của vua chúa và dễ có khi, không có “Cung oán ngâm khúc” để lại cho đời…
“Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân?”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn).
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách hồng nhan lắm nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này…”
(Bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
Từ đó, các nhân vật và sự kiện lịch sử hiện lên rất gần và sinh động: sự xuất hiện của Đặng Thị Huệ, cái chết oan ức của Thái tử Lê Duy Vỹ, sự bất lực của vị vua già Lê Hiển Tông, giai đoạn tù đày 11 năm của hoàng tôn Lê Duy Khiêm (chính là vua Lê Chiêu Thống sau này), cuộc phản kháng và tranh giành của Trịnh Tông với thế lực Thị Huệ và Trịnh Cán, kẻ càn rỡ Quận Huy Hoàng Đình Bảo, những người Hoa và âm mưu Đàng Trong với sự xuất hiện của Nguyễn Hữu Chỉnh… Nhưng rõ nét hơn cả ở tập 1 này vẫn là “bộ ba soái ca kinh thành”.
Một Nguyễn Gia Thiều bị giằng xé giữa lương tâm của kẻ tài cao đau đáu với vận mệnh đất nước, thời thế nhiễu nhương muốn cải thiên dời vận, tái sắp đặt 1 thời cuộc thịnh trị bình an lại vừa chỉ muốn lánh xa ồn ào, giấc mơ bình bình an an trả nợ phong lưu chỉ ngày ngày đàn hát thỏa chí tiêu dao… Bị giằng co mãi nên tâm tư sầu bi, nên mới có một thái cực tâm cơ khó lường lại cả 1 thái cực nhàn tản an phận. Túi lương tâm quá lớn, lòng bác ái mênh mông nên mới cố gắng giữ cần xoay thời vận để nó không đè nát tha nhân. Người có lòng tha nhân, kỳ thực chẳng đứng về phe nào cả ngoài phe hòa bình. Cũng vì vậy mà dễ mang tiếng tâm cơ khó lường bởi bị buộc phải xoay chuyển tâm tư và tính toán sao cho mọi thiệt hại về mức thấp nhất. Người trí thức còn mang chí khí chim bằng dù sống thời nào cũng không thoát khỏi khúc bi tráng của chính họ.
Một Nguyễn Gia Thiều tưởng xong 1 việc là xong phận sự. Nhưng số mệnh nào buông tha khi ta chính là người được chọn, mà đúng ra là ta phải sống đúng là ta, để tâm tư ta nhẹ nhõm thì dù người phải xuống địa ngục ko ai ngoài ta thì ta vẫn phải tiếp tục thôi. Rồi phóng lao thì phải theo lao…
Khó để có thể cân bằng vừa là 1 ng đầy tâm cơ với nỗi lòng thời cuộc lại vừa có thể là 1 người phong lưu nhàn tản ư? Kỳ thực, cái thế giới phong lưu nhàn tản đó chỉ là nơi để tâm hồn ấy được an ủi, được thanh tịnh, được thỏa lòng giãi bày tâm tư. Hay đúng hơn, chỉ là nơi nương náu cho kẻ cô độc bởi những tâm sự ko thể chia sẻ cùng ai.
Lại thêm một Trịnh Sâm dù hoang đàng trong sử sách nhưng vẫn là người biết thưởng thức cái đẹp, vì thế mới biết say mê tiếng đàn của Nguyễn Gia Thiều mà thốt lên, Giá như hắn là nữ nhân, để rồi giật mình vì chính lời thốt ấy. Cũng vì thế mới có được Đặng Huệ sắc nước nghiêng thành, mới thích thú với “đại nhân phong lưu Nguyễn Khản”… Nhưng cái bi của Sâm chính là, rốt cuộc, người xung quanh chẳng có ai đáng tin cậy, ai bảo bằng hữu là mãi mãi, ai bảo mỹ nhân là chung tình, ai bảo quần thần là tôi trung…
Một Nguyễn Khản phong lưu đại thần, vừa muốn an nhàn phong lưu nhưng lại cũng không nỡ giả mù trước thời cuộc, không thể giả mù trước tài năng của Nguyễn Gia Thiều mà mong định một gửi gắm. Để rồi đến khi thấy Thiều vì dấn sâu vào con đường chính ông dẫn lối mà tiều tụy mà hao mòn sắc khí phong lưu mà chao đảo cả phủ đệ thì ko khỏi xót xa, chỉ biết dặn học trò mình nếu mệt thì hãy dừng lại nghỉ ngơi: “Hứa với ta! Sau khi việc thành, cùng ta buông tay, ta sẽ làm thơ, trò sẽ gẩy đàn… làm những kẻ phong lưu… Để người đời sau biết rằng nơi đây không chỉ có thời loạn, còn có một thời phong lưu…”
Mỗi nhân vật đều mang 1 số phận bi kịch, bởi lỡ sinh ra buổi loạn lạc. Nhưng dù thế nào cũng nên sống 1 đời thống khoái. Cuốn sách mỏng và lôi cuốn nên dễ dàng đọc 1 lèo là tới trang cuối.
Có lẽ vì vốn đã rất lưu tâm các nhân vật này cho nên khi đọc “Thiên địa phong trần”, tôi có nhiều chút đồng cảm sâu sắc. Sau “Cầm thư quán”, đây là cuốn sách thứ 2 của Hà Thủy Nguyên mà tôi được đọc, có lẽ hơi vội vàng khi nói về cảm hứng sáng tác và lối viết của chị nhưng ở cả 2 cuốn, tôi đều bị chìm vào không khí Thăng Long xưa rất thật, rất gần với Tây hồ vẫn lãng đãng sương mù giăng, vẫn đêm đêm đèn canh đuốc sáng Hoàng thành vắng lặng mà thực chất đầy sóng ngầm. Vẫn là một câu chuyện duy mỹ, bi tráng với những nhân vật duy mỹ, tiêu dao nhưng cũng không tránh khỏi những giằng xé về nỗi đau thời thế loạn lạc, là nỗi khổ tâm của người trí thức tài hoa có túi lương tâm khổng lồ. “Thiên địa phong trần” có 2 tập và chỉ mới ra tập 1 nên tôi chắc chắn là mình sẽ đợi ngày tập 2 ra mắt để đọc nốt. So với “Thiên địa phong trần” thì tôi thích “Cầm thư quán” hơn, cũng có thể vì “Thiên địa phong trần” chưa có tập 2. (Lưu ý: Hiện đã có tập 2)

Nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên: “Tiểu thuyết dã sử góp phần hiểu thêm về lịch sử Việt Nam”

(PLVN) - “Giờ đây, viết tiểu thuyết dã sử thực sự như một thứ mốt thời thượng rồi. Mốt này có lẽ ảnh hưởng từ xu hướng tiểu thuyết mạng của nước bạn và kết hợp với tinh thần dân tộc hiện nay đang được đẩy mạnh trên truyền thông. Họ đều ý thức được rằng họ đang góp một phần để kích thích giới trẻ hiểu thêm về lịch sử Việt Nam” - Đó là nhìn nhận của nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên trong

Một vài cảm nghĩ khi đọc nhanh tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thủy Nguyên

Viết văn, làm thơ thời nay là một nghề nặng nhọc, bạc bẽo, thu nhập thấp, nguy cơ thân bại danh liệt, không xứng đáng với tài năng và công sức bỏ ra, nhất là những người chọn cho mình con đường viết độc lập, chuyên nghiệp, ít phụ thuộc vào nhà nước nhưng mà như cụ Du đã nói: Đã mang lấy NGHIỆP vào thân thì cũng phải gánh gánh gồng gồng cho nốt kiếp văn nhân . Trước 1945 ( điều kiện tự

“Thiên địa phong trần”: Bộ tiểu thuyết dã sử chưa có hồi kết

Đầu năm 2023, nhà văn Hà Thuỷ Nguyên đã cho ra mắt độc giả tập 2 của bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần”. Tập sách mang tên "Nổi gió" do Book Hunter liên kết với Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành. “Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thuỷ Nguyên ra mắt tập đầu tiên với tên gọi “Khúc cung oán” vào năm 2019, do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn & Book Hunter ấn hành. Lấy bối cảnh lịch

CÔNG CHÚA ĐỒNG XUÂN của nhà văn Trần Thùy Mai – Khi con người không thể chọn được cách ứng xử trong thời loạn

Một cách tình cờ, bộ tiểu thuyết "Từ Dụ" của nhà văn Trần Thùy Mai xuất bản cùng lúc với tập 1 "Thiên Địa Phong Trần" của tôi, và đến nay, khi tôi xuất bản tập 2, thì bà cũng xuất bản "Công Chúa Đồng Xuân", có thể nói là sự nối dài của "Từ Dụ". Khi đọc "Công Chúa Đồng Xuân", tôi có thể hiểu tại sao lại có cơ duyên như thế. Có lẽ số phận đã thúc đẩy để bà và tôi

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả “Hồ Qúy Ly”, “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội gạo lên chùa”…

Lần đầu gặp nhà văn Xuân Khánh là lúc tôi mới học lớp 12. Tôi thường thấy ông đạp xe trên phố Bà Triệu. Lúc ấy, tôi hay lang thang đọc sách ở Thư viện Hà Nội. Một lần, vì quá thích cuốn tiểu thuyết "Hồ Qúy Ly", tôi đã đánh liều đạp xe đến gần ông để bắt chuyện, ông nói rất ít và rất cẩn trọng, chỉ khuyên một câu mấu chốt là: "Cháu muốn viết tiểu thuyết thì cần quan tâm đến