Home Đọc Sách Đọc Nhanh “Thiền học Trần Thái Tông” của Nguyễn Đăng Thục, khi dùng triết để luận giải thiền: Mệt!!!

“Thiền học Trần Thái Tông” của Nguyễn Đăng Thục, khi dùng triết để luận giải thiền: Mệt!!!

Chúng ta thường ngưỡng mộ những thiền sư thoát tục, mà đôi khi không nhận ra rằng tu đạo khó nhất là ở giữa cuộc đời. Trước khi nước Việt có một ông vua Phật Trần Nhân Tông thì đã có một Trần Thái Tông tinh thông Thiền học và đắc chứng Bát Nhã ngay giữa cõi đời.

Tinh thông Thiền không bằng hành Thiền giữa thế gian, nghiên cứu nội điển chẳng bằng ứng dụng được trong cơn li loạn. Trần Thái Tông tu nhập thế giữa một triều đình đầy rẫy tàn ác, bản thân thuở nhỏ bị cường thần ép làm những việc trái với lương tâm, khi trưởng thành phải chèo lái quốc gia ngăn chặn cuộc chiến chống Nguyên Mông đầu tiên. Toàn bộ kinh nghiệm tu tập ấy, cùng với những chỉ dẫn đều lưu lại trong “Khoá hư lục”.

Trong cuốn sách “Thiền học Trần Thái Tông”, Nguyễn Đăng Thục đưa ra những luận giải về con đường tu nhập thế của vị vua anh minh này. Ông đã đề cập đến những điểm cho thấy sự chứng đắc của Trần Thái Tông, và lý giải các nền tảng đến từ Tam giáo đồng nguyên đã tạo nên sự chứng đắc ấy. Tuy nhiên, càng đọc càng thấy chân dung Trần Thái Tông thì mờ mịt mà ngồn ngộn thiên kinh vạn quyển. E rằng, đó thực là điều đáng tiếc cho cuốn sách.

Có lẽ tác giả quá mải mê dựng nên một hệ triết thuyết của nước Việt ta để sánh vai cùng dòng chảy thiền học Á Đông, nên lấy quá nhiều đôi kính, đủ cả Đông Tây kim cổ để đọc một văn bản sáng rõ. Đương nhiên, sáng rõ không có nghĩa là đơn giản và dễ hiểu, nhưng thiết nghĩ đeo nhiều cặp kính đến vậy để hiểu Trần Thái Tông không phải là điều cần thiết. Nhưng thôi, đeo nhiều kính hay không đeo kính chỉ là sở thích cá nhân, nên cũng chẳng nên nói nhiều để làm gì.

Dù gì cũng phải thừa nhận, đây là một cuốn sách hay! Vì đọc nó không chỉ cho ta hiểu bức tranh Phật giáo cuối Lý đầu Trần, mà còn hiểu được lẽ tu thân trị quốc trong mô hình Tam giáo đồng nguyên, và chắc chắn sẽ có ích hơn chán vạn những cuốn sách bàn về tu thiền giữa cõi đời đang được các nhà sách PR hiện nay. Nhưng nó không hề dễ đọc, và cũng không đọc nhanh được, vì dù văn phong của Nguyễn Đăng Thục sáng rõ, thông tuệ, nhưng kiến thức triết học ngồn ngộn mà ông cung cấp chắc chắn sẽ khiến người đọc cảm thấy mệt, và có khi lại tưởng Trần Thái Tông là một triết gia theo chủ nghĩa hư vô của phương Tây.

Thế nên, nếu ai muốn đọc cuốn sách này, mình khuyên các bạn nên tìm thêm bản “Khoá hư lục” của Trần Thái Tông để vừa đọc vừa đối chiếu. Nếu chưa đọc “Khoá hư lục” mà đã đọc “Thiền học Trần Thái Tông” thì cũng không sao cả, kiểu gì cũng phải đọc lại thôi, vì những điều được viết trong sách tựa như rất gần tư tưởng và con người của Trần Thái Tông, mà kỳ thực vẫn cách xa muôn trượng.

Hà Thủy Nguyên

PS: Xin mấy má ngôn tình đừng khắc hoạ Trần Thái Tông thành ông vua sến súa nữa nhé, tui mệt mỗi khi hình dung ra cảnh sến rện mà mấy má khắc hoạ lắm lắm… Khi nào mấy má thông tỏ “Khoá hư lục” rồi hẵng sáng tác nhé, mà có khi thông tỏ rồi chả buồn viết nữa ấy chứ 🤣

Chân tâm chi dụng – Trần Thánh Tông

Chân tâm được dụng Sáng suốt lặng lẽ Không đi không đến Chẳng bớt chẳng thêm Được nhiều được ít Mặc thuận mặc nghịch Như hạc cưỡi mây Như tường vững chãi Nhẹ như cọng lông Nặng như tảng đá Tự tại tâm sáng Vằng vặc lòng trung Không thể đếm đo, Chẳng hề lưu dấu Nay trẫm vì người Tỏ bày gan ruột Bản Hán Việt: Chân tâm chi dụng, Tinh tinh tịch tịch. Vô khứ vô lai, Vô tổn vô ích. Nhập đại

Bhagavad Gita & Đối cảnh vô tâm

Năm 2009, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với kinh văn Ấn Độ ngoài Phật giáo, và đó là một trải nghiệm độc nhất vô nhị mà sau này tôi chẳng thể gặp lại ở bất cứ một tri thức nào khác nữa. Đó là những ngày tôi lưu lạc ở Sài Gòn, đã quyết định bỏ học ở trường Nhân Văn Hà Nội và quyết định đeo đuổi con đường kiếm tiền qua các hoạt động truyền hình và quảng cáo. Dù đắm

“Bhagavad Gita” & Thiền Tông Lý – Trần: Gặp gỡ trên con đường nhập thế

Hindu giáo và Phật giáo đều khởi sinh từ vùng đất Ấn Độ huyền bí với những lễ nghi và pháp tu khác nhau, dẫn đến những triết lý khác nhau. Hindu giáo lan tỏa khắp Ấn Độ và các quốc gia phía Nam của Đông Nam Á truyền bá một đời sống hướng tới sự cao quý linh thiêng, còn Phật giáo theo bước chân hành khất của các nhà sư ghi dấu khắp Đông Nam Á và Đông Á để nhắc nhở con

Tạo nghiệp (karma) thì sao!

Những bạn bắt đầu tu theo Phật giáo hoặc các trường phái tương tự như vậy thường liên mồm nói về “nghiệp” và rao giảng về tránh “tạo nghiệp”. Vậy là họ nhìn trước nhìn sau không biết như thế nào để tránh tạo nghiệp. Thậm chí, khi chứng kiến mọi hành vi trái mắt họ, họ đều phán xét rằng người khác đang “tạo nghiệp”. Vậy thì “nghiệp” là cái gì? “Nghiệp” là khái niệm xuất phát từ Hindu giáo và đạo Phật, tiếng

Trà đạo vô ngôn, thấu suốt lẽ nhàn

“Vi kỳ nhàn đắc địa” – Nguyễn Sưởng Thế cục cuộc đời tựa hồ bàn cờ mà trong đó mọi quyết định và diễn biến đều là các nước đi của chính ta và tha nhân. Cuộc đời không bày sẵn trận để đưa ta vào thế khó, thoạt tiên, cuộc đời chúng ta là một khoảng trống mênh mông. Nhất niệm – bước đi đầu tiên, khi ta khai trận, đã đưa đẩy chúng ta đến với thế cục mà ta phải đối mặt,