Home Trên truyền thông Tiểu thuyết Thiên Mã của Hà Thủy Nguyên: tác phẩm thiếu nhi đương đại có hàm lượng kiến thức cao

Tiểu thuyết Thiên Mã của Hà Thủy Nguyên: tác phẩm thiếu nhi đương đại có hàm lượng kiến thức cao

Nếu được bầu cho một tác phẩm văn học thiếu nhi đương đại nào có hàm lượng kiến thức cao, kết hợp hài hòa giữa lượng thông tin khai mở về các nền văn minh thế giới và tâm tư của Việt Nam thì mình sẽ bầu cho quyển sách này.
Trước hết, phải nhận là từ bé mình đã không mê truyện công chúa, hoàng tử. Vì thế mình không rõ phần tâm tư của bé gái trong truyện sẽ làm các bạn bé xúc động đến mức nào. Nhưng mình thì cảm thấy mãn nhãn với những đoạn tả trời sao, màn đêm và những khung cảnh thiên nhiên khác. Kiến thức đọc được cũng rất thích.
“Thiên mã” gợi nhớ một truyện phiêu lưu của Nguyễn Nhật Ánh cũng có những câu đố. Nhưng truyện này được lồng ghép thêm nhiều kiến thức văn hóa thế giới cũng như có những đoạn mô tả khung cảnh kỳ vỹ của thiên nhiên. Các em bé hẳn không thể nào quên được con nhân sư, sa mạc, Hy Lạp, những ngôi đền Ấn Độ, pháp sư … và có lẽ cũng không thể quên được cảm giác như được cùng tung cánh bay lên bầu trời với con Thiên Mã. Điểm trừ mà mình cảm nhận so với truyện kia của Nguyễn Nhật Ánh là mình luôn bị kéo về thực tại để nghĩ xem tác giả nghĩ, mong muốn truyền tải cái gì 🙂 Cũng có thể vấn đề này là do mình “biết” trước về tác giả nên cảm thấy quen với tác giả hơn là nhân vật. Hoặc cũng có thể do mình đã lớn nên không thể bị cuốn vào câu truyện như một em bé.
Kết luận: Một quyển sách hay của NXB Kim Đồng với giá bìa là 65K, mức giá quá rẻ so với một buổi đi học thêm mà lại có thể mang đến nhiều kiến thức văn hóa lịch sử và có thể cấy lên niềm mong ước bước ra thế giới.
Facebooker Lý Thủy

Long Điểu truyện – Chương 5: Điểu Kinh

Tin đồn nữ thần Thanh Nguyệt bị Dã Quốc sát hại bay đến Điểu Kinh theo những cánh quạ của Ô Thị. Ngay khi Ô Thị nhận được tin báo rằng Dã Quốc bắt được nữ thần Thanh Nguyệt thì tin tức đã gửi tới cho Điểu vương. Điểu vương là kẻ đa nghi, nên trước tin ấy vẫn giữ vẻ bình lặng. Thậm chí, còn lập tức cho triệu hồi Điểu Thiên Hoàng về cung để mưu tính. Điểu Thiên Hoàng đành để lại

Long Điểu truyện – Chương 18: Dã Vương

Một mình Thiên Phụng trong thể năng lượng phượng hoàng chao lượn giữa bầu trời, vừa để phả lửa đốt cháy kẻ địch, vừa tránh mũi tên và khí độc của binh đoàn bất tử. Những linh hồn thoát ra khỏi vỏ áo giáp tụ lại thành một khối mây xám xịt. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng con phượng hoàng mà Thiên Phụng biến hoá lại rất lớn, ngang ngửa với Điểu Thiên Hoàng, nên đám người Dã Quốc không thể ngờ được rằng

Long Điểu truyện – Chương 13: Ổ bướm

Tế Thiên lững thững đi vào một khu phố đèn hoa chăng rực rỡ. Nơi đây là điểm sáng sặc sỡ nhất của thành Trấn Tây xa xôi ngoài biên ải. Tiếng cười đùa chen tiếng nhạc, xiêm y phất phơ hường phấn. Tế Thiên không mấy xa lạ với chốn này. Chàng thành danh được cũng nhờ thuở trước hay qua lại khu ổ điếm. Những bệnh nhân thường xuyên với khoản trả hậu hĩnh cho chàng chính là những cô gái điếm ở

LONG ĐIỂU TRUYỆN – CHƯƠNG 14: BỨC TƯỜNG ĐỒNG

Thành Trấn Tây quả là khu thành trấn thủ phía Tây của Điểu tộc. Đúng như tên gọi của nó, thành men theo sườn núi phía Tây Bắc của dãy Đại Sơn, tường cao dựng đứng ngang với những gốc thông cổ thụ. Vào ngày mờ sương, đứng dưới chân thành không thể nào nhìn thấy bờ tường thành. Tường thành không được làm bằng đá mà bằng một lớp thanh đồng dày. Cửa thành luôn luôn đóng, bất kể có chiến sự hay không.

Long Điểu truyện – Chương 17: Bầy sói rừng Bạch Tùng

Rừng Bạch Tùng từ lâu rất lâu rồi được coi là thánh địa của bầy sói. Bầy sói hoang có một quy định truyền đời rằng con sói nào chiếm giữ được địa bàn rừng Bạch Tùng thì sẽ là thống lĩnh của bầy sói trên dãy Đại Sơn. Khi Chúc Thịnh Lai phất cờ khởi nghĩa đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về địa thế của khu rừng này bằng cách theo dõi bầy sói. Đa phần đều cho rằng những con