Home Sáng tác mới Tượng đài hôm nay, mưa…

Tượng đài hôm nay, mưa…

Hôm nay
kinh tụng mưa
hồn lay
lạnh

Hôm nay
hồn ngã gục
ảo mê
xa

Hôm nay
thơ vắng ta
bén sầu
chưa

Những dòng ký ức muôn năm quen quen lạ lạ tay đời chép loạn
rụng rơi lả tả

toang

Hôm nay ta đi vào mây xa
tro chiến chinh xương mòn khói phả
Rượu phai hương
Đô thành tàn tạ
những đau thương phong ấn dưới tượng đài

Những tượng đài vươn mình vào xanh thẳm
có nặng trĩu đôi vai
gánh hào quang chói lọi
khô sờn gỗ đá
bệ rạc hùng ca

Hôm nay
đã quá đủ rồi
bao anh linh hùng hổ thuở xa xôi
đã mỏi chưa
đã mơ chưa, một giấc mơ êm
gác đau thương ôm lấy chút hơi mềm
và mỉm một nụ cười
không oán hận
đã mỏi chưa
tượng đài ơi

chờ một ngày mai hóa hình người…
để được khóc
giữa mưa rơi…
đẫm thời gian
nơi đại lộ buồn hiu hắt…

Hà Thủy Nguyên

PS: Hôm nay, tôi chính thức nhận được tin cuốn sách “Đại lộ buồn hiu” của Bernard B.Fall , một cuốn sách nghiên cứu về sự thất bại của Pháp tại Đông Dương, do anh Nguyễn Thanh Xuân dịch, Book Hunter xuất bản, bị thu hồi. Lý do không rõ ràng nhưng cũng có thể hiểu được rằng sẽ không có đại lộ nào được phép buồn hiu dưới chân những bức tượng đài vinh quang. Viết bài thơ này, để nhớ ngày hôm nay, để nhớ về nỗi buồn của rất nhiều người…sẽ không bao giờ quên!

 

“Chúng ta quá lý trí để quên đi những điều kỳ diệu”

Đây là bài phỏng vấn của tác giả Dương Tử Thành cho tạp chí Evan (tạp chí văn nghệ của VnExpress, hiện đã đóng cửa) khi Nhà văn Hà Thủy Nguyên mới xuất bản tác phẩm "Thiên Mã" vào năm 2010. Đi tìm tự do tuyệt đối – Trước đây bạn đọc từng ngạc nhiên với tiểu thuyết “Điệu nhạc trần gian” của một tác giả còn rất trẻ, từ đó đến nay chị đã bước tiếp con đường văn chương mà mình “trót” đặt

Tác phẩm là tài sản của chủ sở hữu tác quyền hay quà tặng gửi tới cộng đồng

Từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả vào năm 2004, các đơn vị xuất bản, các tác giả và công chúng nước ta bắt đầu biết đến khái niệm “tác quyền” và hệ thống pháp lý liên quan. Thế nhưng, trong khi chúng ta còn đang loay hoay tuyên truyền về bảo vệ tác quyền, thì nhiều câu hỏi lớn xoay quanh vấn đề tác phẩm có nên được coi như tài sản tư hữu đã được

Thơ như biểu hiện của tâm tưởng

Mọi định nghĩa về Thơ và những tiêu chuẩn đặt ra cho Thơ đều vô nghĩa. Định nghĩa cái gì là Thơ giống như định nghĩa tình yêu, định nghĩa sự chứng ngộ, định nghĩa về đạo, càng định nghĩa càng sai. Thơ không phải một thể loại, nó là một trạng thái. Khi chúng ta định nghĩa thơ như một thể loại văn bản chúng ta dễ dàng bị lẫn lộn Thơ với các loại văn bản được cấu trúc bằng niêm luật của

“Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

Bộ phim “Anonymous” (2011) do Roland Emmerich đạo diễn, đã đặt ra một giả thuyết khác về thân phận nhiều tranh cãi của William Shakespeare. Tác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth I. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá

BI KỊCH CỦA CÁI ĐẸP TRONG PHIM “BÁ VƯƠNG BIỆT CƠ”

Tôi xem “Bá Vương Biệt Cơ” của Trần Khải Ca không ít lần. Lần đầu xem bộ phim, khi ấy tôi mới học năm thứ nhất đại học, tôi đã khóc vì thương cảm cho số phận của anh chàng diễn viên Trình Đắc Di. Thế rồi tôi tìm hiểu thêm về Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, tôi đọc thêm về một thời đại đen tối kéo dài trong các nước nằm dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, lúc đó tôi mới