Home Sáng tác mới Tượng đài hôm nay, mưa…

Tượng đài hôm nay, mưa…

Hôm nay
kinh tụng mưa
hồn lay
lạnh

Hôm nay
hồn ngã gục
ảo mê
xa

Hôm nay
thơ vắng ta
bén sầu
chưa

Những dòng ký ức muôn năm quen quen lạ lạ tay đời chép loạn
rụng rơi lả tả

toang

Hôm nay ta đi vào mây xa
tro chiến chinh xương mòn khói phả
Rượu phai hương
Đô thành tàn tạ
những đau thương phong ấn dưới tượng đài

Những tượng đài vươn mình vào xanh thẳm
có nặng trĩu đôi vai
gánh hào quang chói lọi
khô sờn gỗ đá
bệ rạc hùng ca

Hôm nay
đã quá đủ rồi
bao anh linh hùng hổ thuở xa xôi
đã mỏi chưa
đã mơ chưa, một giấc mơ êm
gác đau thương ôm lấy chút hơi mềm
và mỉm một nụ cười
không oán hận
đã mỏi chưa
tượng đài ơi

chờ một ngày mai hóa hình người…
để được khóc
giữa mưa rơi…
đẫm thời gian
nơi đại lộ buồn hiu hắt…

Hà Thủy Nguyên

PS: Hôm nay, tôi chính thức nhận được tin cuốn sách “Đại lộ buồn hiu” của Bernard B.Fall , một cuốn sách nghiên cứu về sự thất bại của Pháp tại Đông Dương, do anh Nguyễn Thanh Xuân dịch, Book Hunter xuất bản, bị thu hồi. Lý do không rõ ràng nhưng cũng có thể hiểu được rằng sẽ không có đại lộ nào được phép buồn hiu dưới chân những bức tượng đài vinh quang. Viết bài thơ này, để nhớ ngày hôm nay, để nhớ về nỗi buồn của rất nhiều người…sẽ không bao giờ quên!

 

Con đường Viết của tôi (8): Biết rõ mình đang viết gì

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Việc viết văn xuôi cũng giống như một vị vua đang điều khiển dân chúng của mình (chính là các từ ngữ). Một vị vua, muốn cho đất nước trật tự và phát triển thịnh trị, không thể làm bừa làm ẩu mà cần phải có sự tính toán sao cho người dân từng bước đi theo từng lộ trình mà vị vua mong muốn. Vị vua muốn thuyết phục lòng người hẳn

Ánh sáng trong lễ hội hóa trang

Chiều chủ nhật trễ nải trôi qua… Màn sương mờ giăng phố… Tôi ngồi nơi quán café trên con phố quen thuộc. Ai cũng đeo đuổi điều gì đó riêng biệt. Người với người không thực sự nói chuyện, họ chỉ phô diễn những chiếc mặt nạ của bản thân.  Hãy tưởng tượng, những chiếc mặt nạ đang nói chuyên với nhau. Không phải đêm hội hóa trang. Thôi không diễn xuất, như thể mình không tồn tại, chỉ nhận thức là tồn tại. Ta

Mùa ma

Hà Nội vào mùa ma nhỉ Í ơi tiếng khóc cô nhi Bóng hồn dật dờ khắp ngõ Van lơn ta mà chi Kinh Phật tụng lời vô vị Phật nào độ được trần gian Thánh nào cứu đời khổ nạn Ta nào cứu nổi thân tàn Chẳng lá vàng nào rụng cả Chẳng hiu hắt mảnh sương thu Chẳng ai buồn đau bi luỵ Chẳng ta rong ruổi phố chiều Nghĩa địa ngàn mây đuổi gấp Sao cho bắt kịp cơn giông Thả mưa

“Lịch sử các lý thuyết truyền thông”: thao túng hay khách quan?

Tôi muốn mượn cuốn sách “Lịch sử các lý thuyết truyền thông” (Armand & Michèle Mattelart – dịch giả Hồ Thị Hòa, Trần Hữu Quang hiệu đính) để trò chuyện đôi chút về vấn đề truyền thông (communication). Truyền thông trong suốt thế kỷ 20 đã đóng vai trò quan trọng ngang ngửa với năng lượng hạt nhân trong sự tác động đến thế giới và sức mạnh cũng như sức hủy diệt của nó vẫn chưa thực sự lường tính được.  Sự phát triển

Cúc hoa – Huyền Quang thiền sư

Trong mỗi bài thơ cúc của Huyền Quang thiền sư đều có những ẩn ngữ Thiền, việc luận giải của người dịch có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn, nhưng cũng có thể là cản trở. Do đó, tôi không viết luận giải về những bài thơ này, mong rằng các bạn đọc có thể tùy duyên mà bước vào cõi thiền của Huyền Quang thiền sư. Kỳ 1 Tưởng Hủ ngõ xưa có thông reo Tây Hồ xử sĩ ẩn mai trang Nghĩa