Home Đọc Sách Đọc Nhanh VÚ có gì mà hấp dẫn? Lịch sử hấp dẫn hơn!

VÚ có gì mà hấp dẫn? Lịch sử hấp dẫn hơn!

Thật đấy! Vú sẽ chỉ hấp dẫn với những người đàn ông (hoặc les) không được thoả mãn về dục (mà xã hội Việt Nam thì đa phần là những người như vậy). Tôi cũng không chắc bao nhiêu phụ nữ dị tính sẽ hứng thú với vú, hoặc quan tâm ở mức tối thiểu. Có lẽ điều họ quan tâm thực dụng hơn, như là: làm sao để vú săn chắc, làm sao để ngừa ung thư vú.

Nhưng lịch sử của thái độ với VÚ lại hấp dẫn, vì nó hé lộ cho chúng ta thấy những cái nhìn cực đoan và những cơn cuồng của nhân loại: từ cấm đoán cho đến thờ phụng, từ cố gắng che đậy cho đến phô ra… Lịch sử Vú thực chất là một phần lịch sử của các cách ứng xử với cơ thể phụ nữ, mà rộng hơn, là phản ánh vị thế của phụ nữ trong bối cảnh xã hội ấy. Thế nên, phần Sử hấp dẫn hơn phần Vú.

Không có mô tả ảnh.

Khi đọc cả cuốn sách dàn trải khắp dòng thời gian của nhân loại ở nhiều nền văn hoá khác nhau, với những câu chuyện liên quan đến vú, tôi chỉ đặt ra cho mình câu hỏi: Liệu bao nhiêu chị em phụ nữ đọc cuốn này xong sẽ không ngại ngần quăng cái xu chiêng khỏi định kiến đạo đức của mình? Và bao nhiêu đấng mày râu nhận ra rằng niềm đam mê của mình với vú, ngoài các ẩn ức dục, nó còn mang tính định kiến về giới? Rồi thì họ có vượt qua được nỗi ám ảnh ấy không, hay sẽ mượn các kiến thức trong sách để tiếp tục hợp lý hoá những ám ảnh của mình? Nhưng thôi kệ họ!

Việc cấp phép để xuất bản cuốn sách này, có thể nói, đã đánh dấu đáng kể cho sự cởi mở về nhận thức liên quan đến phụ nữ trong hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam. Cách đây 5 năm, cái bìa hở ngực (dù là tranh kinh điển) bạo đến thế kia, là không được phép. Từ “vú” thậm chí còn phải tránh, có lẽ sẽ bị thay bằng “Lịch sử bộ ngực đàn bà” hoặc lối diễn đạt đại loại thế! Còn lại thì nội dung cũng không đến nỗi quá nhạy cảm và gợi dục, bởi vì phần Sử thì hấp dẫn hơn phần Vú.

Không biết bao giờ ở Việt Nam dám xuất bản một cuốn sách về Lịch sử của b.ím/l.ồn nhỉ? Liệu có phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách gọi nó là “âm hộ” hay không? Chờ đợi sự mạnh dạn của NXB Phụ Nữ và các dịch giả nữ quyền đột phá hàng rào lễ giáo của bộ máy kiểm duyệt ở Việt Nam.

Điều đáng tiếc của cuốn sách, đó là không phản ánh được lịch sử nghiên cứu về cấu tạo của vú, từ đó cho thấy các định chế văn hoá và chính trị đã lệch lạc trong nhận thức về vú đến cỡ nào. Giống như việc y học và sinh học gần như mù tịt cơ chế của b.ím/l.ồn, dẫn đến những nhận định sai lầm về tình dục học, sinh lý học và tâm lý phụ nữ. Bạn nào quan tâm đến cuốn sách này nên xem thêm bộ phim tài liệu có tên “The Principles of Pleasure” (Tên tiếng Việt: “Các nguyên lý về Cực khoái”) để hiểu hơn về sự thiếu hiểu biết của thế giới về cơ thể phụ nữ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Bởi vì, suy cho cùng, mọi sự tôn thờ hay cấm đoán hay phô bày thái quá, đều đến từ sự thiếu hiểu biết.

Hà Thủy Nguyên

Biển lặng ta hát điệu câm

Biển lặng Buồn Ta mênh mang Nghêu ngao khúc hát câm Sau lưng, ô kìa, điêu tàn   Ửng làn vàng gió lạc Có bầy người quá khứ Lẫn lộn giữa xa hoa Thành phố điêu tàn Ánh đèn lộng lẫy Lầm rầm lời ký ức Gọi ta ư?   Các ngươi nghe chăng Bụi điêu tàn phủ kín trăng Thành phố đóng băng Nơi con tim đã thôi thổn thức Nơi đôi mắt đã ngưng tìm kiếm Ta điêu tàn chưa? Nỗi buồn ta

Tôi và đám đông

Sáng sớm, một chút âm nhạc và một chút café. Thế là đủ để tôi chìm vào một đám đông nho nhỏ. Trong thế giới ngồn ngộn ý nghĩ này, tôi gần như bất lực trước đám đông. Đôi khi tôi chỉ muốn một mình trong tĩnh lặng, một mình tôi đối thoại với tôi. Và chỉ cần như thế là quá đủ để tôi tự đắc rằng mình đã vượt thoát khỏi sự ồn ào của thế giới. Nhưng tôi chợt nhận ra, bi

Dự án dịch thuật “Thi Ca Luận” của Aristotle

THI CA LUẬN của Aristotle, một tác phẩm nền tảng trong lịch sử lý thuyết văn học và nghệ thuật, đã vượt qua thời gian để trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai nghiên cứu về nghệ thuật thi ca và kịch nghệ. Được viết vào khoảng năm 335 trước Công nguyên, ảnh hưởng của THI CA LUẬN lan rộng qua nhiều thế kỷ, đến với các nhà lý thuyết, phê bình văn học, và nhà soạn kịch, trở thành nền tảng không thể thiếu

Vạn vật lụi tàn – Lord Alfred Tennyson

Sông xanh hòa điệu thủy lưu Dưới mắt tôi Gió nam ùa lồng lộng Cao trên trời Lớp lớp mây bạc nổi trôi Mỗi trái tim đập nhịp hoan ca sáng tháng Năm rực rỡ Ngập tràn lạc thú: Thế rồi vạn vật cũng lụi tàn Suối sông ngừng chảy Gió ngừng thổi Mây ngừng trôi Tim ngừng đập Vì vạn vật tới lúc tàn lụi Vạn vật lụi tàn Mùa xuân nào quay lại Ôi, hư vô! Cái chết đợi rồi Kìa! Bạn bè

Thử giải mã bài thơ “Cuối Thu” của Hàn Mặc Tử

Tôi đọc thơ Hàn Mặc Tử lần đầu năm 14 tuổi và không có nhiều ấn tượng thực sự với thơ ông. Bài đầu tiên ấy chính là “Đây thôn Vĩ Dạ”. Lúc đó, tôi còn đang say theo “Một chiếc linh hồn ngọc/Mang mang thiên cổ sầu” của Huy Cận. Vì quá yêu thơ Huy Cận, tôi đã kiếm cho bằng được tập “Lửa thiêng” (Hồi đó khó kiếm lắm nhé, nhất là với học sinh cấp 2). Tuy nhiên, tôi vẫn tò mò, điều gì