Home Trên truyền thông Độc giả thích tác phẩm “dễ dãi” cũng là điều dễ hiểu (Trả lời PV báo An ninh Thủ đô năm 2016)

Độc giả thích tác phẩm “dễ dãi” cũng là điều dễ hiểu (Trả lời PV báo An ninh Thủ đô năm 2016)

Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn báo An ninh Thủ đô của nhà văn Hà Thủy Nguyên trong năm 2016 về những cuốn sách thuộc loại “khó đọc” của mình và gu đọc sách “dễ dãi” của độc giả trẻ hiện nay.


Phóng viên: Mai Anh

ANTD.VN – Lý giải về việc vì sao độc giả lại thích đọc những tác phẩm văn học theo kiểu “mỳ ăn liền”, nhà văn, nhà biên kịch Hà Thủy Nguyên – một trong những tác giả trẻ hiếm hoi theo đuổi đề tài dã sử cho rằng, điều này không khó hiểu vì “độc giả thế nào thì tác giả như thế”. 

– PV: Mới đây (2016) người ta thấy chị ra mắt tập thơ “Mùa dã cổ” sau một loạt tác phẩm mang tính dã sử, rồi các kịch bản phim truyền hình. Vì sao có việc dấn thân này? 

– Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Thực ra tập thơ này được lên ý tưởng từ những năm 2005 cho đến quãng 2014-2015, tôi viết khá nhiều bài rồi lại ngắt quãng rồi lại viết. Sau cùng, tôi rút ra quyết định rằng đơn giản là mình cho ra một tập thơ coi như đánh dấu một giai đoạn của cuộc đời. Vậy thôi!

– Nhiều người nghĩ rằng chị ẩn mình vì đã hứng đủ “gạch đá” từ dư luận, nhất là sau khi bộ phim mà chị là nhà biên kịch – “Vòng nguyệt quế” lên sóng. Lúc đó, chị cảm thấy thế nào?

– Tôi còn nhớ khi bộ phim “Vòng nguyệt quế” lên sóng năm 2008, cứ trung bình mỗi ngày lại có một bài báo phê phán bộ phim. Phim này tôi viết về đời sống của nhà văn, nhà báo… nói chung là tầng lớp trí thức trong nước. Khi phim mới chiếu được 1 tập, có rất đông  nhà văn, nhà báo nhảy vào “ném đá”, họ nói bộ phim sỉ nhục giới trí thức. Nhưng tôi nghĩ rằng phim mới chỉ phơi bày được khoảng 30% những gì mọi người thấy.

– Có vẻ như chị khá lận đận với sự nghiệp viết lách, nhất là khi cuốn sách thứ hai của chị “Cầm thư quán” cũng bị thu hồi sau khi ra mắt độc giả?

– Khi ra một cuốn sách, tôi thường không tổ chức truyền thông hay sự kiện ra mắt. Vì tôi muốn rằng khi sách ra, độc giả phải đọc sách của mình đã rồi sau đó mới bình luận, khen chê. Thời điểm  “Cầm thư quán” phát hành cũng ít người biết đến nên tôi khá ngạc nhiên vì nó bị thu hồi.

Tôi không cho rằng việc cuốn sách của tôi không đến được với bạn đọc do những vấn đề tôi đề cập quá “mới mẻ” hay do thời thế, vì những tác giả có tiếng trước đây cũng đã viết truyện hư cấu lịch sử nhiều rồi.

Hiện nay (2018), Cầm Thư quán đã “tái xuất” sau 10 năm lận đận, click vào link:

https://www.hangcao.info/san-pham/cam-thu-quan/

– Một nhà văn trẻ lại gặp phải cú “sốc” như vậy, chị có nghĩ đến việc từ bỏ hay chuyển hướng, không viết văn nữa hay không?

– Lúc ấy tôi cũng từng bị chấn động và phân vân kiểu như tự hỏi: Mình có cần thiết phải viết văn hay không?

Nói thực, nếu không viết văn, tôi cũng có thể làm nhiều việc khác như truyền thông, biên tập đến viết sách, rồi viết kịch bản phim… Hơn nữa viết kịch bản phim thì được nhiều tiền hơn là viết văn (cười).

Nhưng cứ làm việc gì khác thì tôi lại chán và trong đầu lại nghĩ đến việc viết văn. Tôi “dật dờ” trong một thời gian khá dài. Khi tâm trạng,  tôi lại viết một bài thơ, hay một bài phân tích nhưng không gửi đi đâu cả, chỉ giữ riêng cho mình thôi.

– Chị có cho rằng độc giả hiện nay dễ dãi không, khi những tác phẩm chất lượng tốt thì im hơi lặng tiếng còn những cuốn sách mang tính thị trường, viết theo kiểu “mỳ ăn liền” thì được độc giả săn đón?

– Tôi cho rằng trong giới văn trẻ vẫn có những người mà họ đau đáu những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng độc giả muốn như thế nào thì đòi hỏi những tác giả ấy phải “chiều” như thế.

Việc độc giả thích thú với những tác phẩm “dễ dãi” cũng là điều dễ hiểu. Khi dạy một số lớp cảm thụ văn chương, tôi lấy một số tác phẩm rất dễ hiểu của giai đoạn 1930-1945 nhưng một số em không hiểu được những từ ngữ cơ bản trong đó.

Điều này cho thấy rất khó để đòi hỏi những bạn trẻ phải đọc những tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ đẹp, có nhiều ẩn dụ hoặc những văn bản ẩn chứa nhiều tri thức. Một trong những nguyên nhân nữa khiến những cuốn sách dù có giá trị nhưng không được độc giả đón nhận, đó là đời sống mà nhân vật trải nghiệm không phải là đời sống mà các bạn trẻ có. Bởi vậy họ không tò mò về những tác phẩm đó.

– Vậy cũng rất khó cho nhà văn lựa chọn xem mình viết cái gì, phải không ?

– Tôi thấy các nhà văn trẻ họ đều có suy nghĩ muốn viết hay thì phải đi theo xu hướng nào đó. Chẳng hạn viết theo một tác phẩm hàn lâm thì phải viết theo trường phái “hậu hiện đại”, hay nếu viết kiểu thị trường thì phải “xách ba lô và đi”.

Những cái đó chỉ là quy chuẩn của truyền thông, còn tôi nghĩ rằng, bất cứ ai cũng có câu chuyện để kể cho độc giả của mình, cái chính là họ có muốn và có dám kể hay không mà thôi.

– Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Phúc âm mưa

Héo khô đất trời đại mạc Với tay tìm hư ảnh Đào Nguyên Than ôi… Hư ảnh tiếp kề hư ảnh Trái tim cạn kiệt sầu bi Độc tố chốn thiên đường Hư ảnh hỉ lạc Hư ảnh ánh dương xuân Mưa… Mưa… Tan chảy… Thấm môi… Ứa tàn lệ… Sầu… Bi… Một kiếp phù du thôi cũng đành dấn bước Than ôi… Mưa không nhuốm màu hư ảnh Mưa… Sợi dây… Nối liền… Thực tại… Chạm ướt lạnh… Tỉnh giấc mộng dài chốn vĩnh

DỌN MƠ

Giấc mơ nào đã qua Giấc mơ nào chưa đến Hoa rụng chiều tịch liêu Chuông rơi chùa gió đổ   Mơ bình yên đời trôi Mơ vinh quang nắng rọi Thét gào hồn quỷ dậy Xô chiều tàn liêu xiêu   Mơ - Ảo cảnh cõi kia Thực - Ảo cảnh đời ta Bóng quỷ mờ bóng gió Chiều đang qua! Thời gian   Hoa rã màu hư ảo Âm vang tan tan dần Mơ lắng trong chiều muộn Qủy nhòa nơi cõi Không

SỰ VIỆC DAN HAUER? XÚC PHẠM HAY KHÔNG? YÊU NƯỚC HAY KHÔNG?

Thường tôi không quan tâm đến những chuyện xôn xao, cãi cọ trên facebook, nhất là mấy chuyện lằng nhằng dính đến ba cái thứ được khoác mỹ tự “tinh thần dân tộc”, nhưng sự việc Dan – một thày giáo người Mỹ dạy tiếng Anh ở Hà Nội bị cả cộng đồng những người “yêu nước bằng bàn phím” xông vào chửi bới, hạ nhục, hè nhau đấu tố, đòi trục xuất, đòi giết…v…v… do lỡ dại trót đùa cợt trên facebook động chạm đến

Ru kiểu mới

À ơi Ơi à   1 Đạo – Lạo Xạo Đời – Ngôi Blời   Bến giác xa xăm Hố rác trước mặt Giác vô ảnh Rác đa sắc Lạc giữa hư vô ai gọi ai về   2 Thơ – Nói Mơ Đương Đại – Điên Dại   Cái đẹp suy tàn Thói đời hẹp lượng Nhấp ngụm ảo, trời quang mây tạnh Tỉnh hơi men, trăng lặn sao mờ Màu hư thực, ai người thấu rõ   3 Chính – Minh Tinh Tà

Ngỡ ngàng khoái lạc, vội vàng như gió – William Wordsworth

Ngỡ ngàng khoái lạc – vội vàng như Gió Tôi loay hoay chia sẻ hân hoan này - Ồ! Cùng ai đây Mà Người, đã chôn sâu trong Hầm mộ lặng im, Nỗi đau ấy nào đâu phai mờ được? Tình yêu, tình yêu chân thành, hồi tưởng trong tâm tôi – Nhưng làm sao tôi quên được? Bằng sức mạnh nào, Dù chỉ trong giây phút thôi, Tôi đã tự huyễn trong mù quáng Trước mất mát đau thương? - Ảo tượng quay về