Home Trên truyền thông Độc giả thích tác phẩm “dễ dãi” cũng là điều dễ hiểu (Trả lời PV báo An ninh Thủ đô năm 2016)

Độc giả thích tác phẩm “dễ dãi” cũng là điều dễ hiểu (Trả lời PV báo An ninh Thủ đô năm 2016)

Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn báo An ninh Thủ đô của nhà văn Hà Thủy Nguyên trong năm 2016 về những cuốn sách thuộc loại “khó đọc” của mình và gu đọc sách “dễ dãi” của độc giả trẻ hiện nay.


Phóng viên: Mai Anh

ANTD.VN – Lý giải về việc vì sao độc giả lại thích đọc những tác phẩm văn học theo kiểu “mỳ ăn liền”, nhà văn, nhà biên kịch Hà Thủy Nguyên – một trong những tác giả trẻ hiếm hoi theo đuổi đề tài dã sử cho rằng, điều này không khó hiểu vì “độc giả thế nào thì tác giả như thế”. 

– PV: Mới đây (2016) người ta thấy chị ra mắt tập thơ “Mùa dã cổ” sau một loạt tác phẩm mang tính dã sử, rồi các kịch bản phim truyền hình. Vì sao có việc dấn thân này? 

– Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Thực ra tập thơ này được lên ý tưởng từ những năm 2005 cho đến quãng 2014-2015, tôi viết khá nhiều bài rồi lại ngắt quãng rồi lại viết. Sau cùng, tôi rút ra quyết định rằng đơn giản là mình cho ra một tập thơ coi như đánh dấu một giai đoạn của cuộc đời. Vậy thôi!

– Nhiều người nghĩ rằng chị ẩn mình vì đã hứng đủ “gạch đá” từ dư luận, nhất là sau khi bộ phim mà chị là nhà biên kịch – “Vòng nguyệt quế” lên sóng. Lúc đó, chị cảm thấy thế nào?

– Tôi còn nhớ khi bộ phim “Vòng nguyệt quế” lên sóng năm 2008, cứ trung bình mỗi ngày lại có một bài báo phê phán bộ phim. Phim này tôi viết về đời sống của nhà văn, nhà báo… nói chung là tầng lớp trí thức trong nước. Khi phim mới chiếu được 1 tập, có rất đông  nhà văn, nhà báo nhảy vào “ném đá”, họ nói bộ phim sỉ nhục giới trí thức. Nhưng tôi nghĩ rằng phim mới chỉ phơi bày được khoảng 30% những gì mọi người thấy.

– Có vẻ như chị khá lận đận với sự nghiệp viết lách, nhất là khi cuốn sách thứ hai của chị “Cầm thư quán” cũng bị thu hồi sau khi ra mắt độc giả?

– Khi ra một cuốn sách, tôi thường không tổ chức truyền thông hay sự kiện ra mắt. Vì tôi muốn rằng khi sách ra, độc giả phải đọc sách của mình đã rồi sau đó mới bình luận, khen chê. Thời điểm  “Cầm thư quán” phát hành cũng ít người biết đến nên tôi khá ngạc nhiên vì nó bị thu hồi.

Tôi không cho rằng việc cuốn sách của tôi không đến được với bạn đọc do những vấn đề tôi đề cập quá “mới mẻ” hay do thời thế, vì những tác giả có tiếng trước đây cũng đã viết truyện hư cấu lịch sử nhiều rồi.

Hiện nay (2018), Cầm Thư quán đã “tái xuất” sau 10 năm lận đận, click vào link:

https://www.hangcao.info/san-pham/cam-thu-quan/

– Một nhà văn trẻ lại gặp phải cú “sốc” như vậy, chị có nghĩ đến việc từ bỏ hay chuyển hướng, không viết văn nữa hay không?

– Lúc ấy tôi cũng từng bị chấn động và phân vân kiểu như tự hỏi: Mình có cần thiết phải viết văn hay không?

Nói thực, nếu không viết văn, tôi cũng có thể làm nhiều việc khác như truyền thông, biên tập đến viết sách, rồi viết kịch bản phim… Hơn nữa viết kịch bản phim thì được nhiều tiền hơn là viết văn (cười).

Nhưng cứ làm việc gì khác thì tôi lại chán và trong đầu lại nghĩ đến việc viết văn. Tôi “dật dờ” trong một thời gian khá dài. Khi tâm trạng,  tôi lại viết một bài thơ, hay một bài phân tích nhưng không gửi đi đâu cả, chỉ giữ riêng cho mình thôi.

– Chị có cho rằng độc giả hiện nay dễ dãi không, khi những tác phẩm chất lượng tốt thì im hơi lặng tiếng còn những cuốn sách mang tính thị trường, viết theo kiểu “mỳ ăn liền” thì được độc giả săn đón?

– Tôi cho rằng trong giới văn trẻ vẫn có những người mà họ đau đáu những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng độc giả muốn như thế nào thì đòi hỏi những tác giả ấy phải “chiều” như thế.

Việc độc giả thích thú với những tác phẩm “dễ dãi” cũng là điều dễ hiểu. Khi dạy một số lớp cảm thụ văn chương, tôi lấy một số tác phẩm rất dễ hiểu của giai đoạn 1930-1945 nhưng một số em không hiểu được những từ ngữ cơ bản trong đó.

Điều này cho thấy rất khó để đòi hỏi những bạn trẻ phải đọc những tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ đẹp, có nhiều ẩn dụ hoặc những văn bản ẩn chứa nhiều tri thức. Một trong những nguyên nhân nữa khiến những cuốn sách dù có giá trị nhưng không được độc giả đón nhận, đó là đời sống mà nhân vật trải nghiệm không phải là đời sống mà các bạn trẻ có. Bởi vậy họ không tò mò về những tác phẩm đó.

– Vậy cũng rất khó cho nhà văn lựa chọn xem mình viết cái gì, phải không ?

– Tôi thấy các nhà văn trẻ họ đều có suy nghĩ muốn viết hay thì phải đi theo xu hướng nào đó. Chẳng hạn viết theo một tác phẩm hàn lâm thì phải viết theo trường phái “hậu hiện đại”, hay nếu viết kiểu thị trường thì phải “xách ba lô và đi”.

Những cái đó chỉ là quy chuẩn của truyền thông, còn tôi nghĩ rằng, bất cứ ai cũng có câu chuyện để kể cho độc giả của mình, cái chính là họ có muốn và có dám kể hay không mà thôi.

– Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Hoa hạ túy – Lý Thương Ẩn

Tầm phương bất giác tuý lưu hà, Ỷ thụ trầm miên nhật dĩ tà. Khách tán tửu tỉnh thâm dạ hậu, Cánh trì hồng chúc thưởng tàn hoa. *Bản dịch của mình: Say ánh chiều tà bãi cỏ thơm Tựa cây chìm bóng giấc hoàng hôn Nửa đêm sực tỉnh người đâu tá Đuốc rọi tàn hoa bước cô đơn.” --------- Đang viết Thiên địa phong trần Tập 2, chợt nổi hứng dịch bài thơ này!   Hà Thủy Nguyên dịch

Cocktail đêm vị Jazz

Đắng giọt mây vương Cay giọt lòng Ảo giọt hàn băng lan Jazz đêm Đếm ánh đèn vàng loang loang mặt Đếm một người qua, lại một người qua Gam đời lặng. Đêm trôi. Mặt nạ nhạt. Đèn tàn. Mắt ơi ta nhớ lệ Mắt ơi ta nhớ ta. Jazz rung rung lửa lặng Men say say gió ngừng Đổ trăng mờ ly đêm Lưng dựa theo điệu êm Thâu trọn ly đêm Hồn lắc Jazz Tay ai khơi vị Ta mà Đêm lắc, vị

Trên dây

Tôi đi trên dây...trên dây...trên dây... Đu đưa mây bay Cánh gió Hai vai nhẹ gánh trắng đen Chỉ những món nợ đuổi đeo Nào bao giờ bén gót Từ trên dây, tôi thấy Những kẻ mơ tưởng trên mây Nhưng chân lụt bùn đen Và lo toan ngập mặt Những cột khói cao trắng phớ Nhả bụi đen Những khuôn mặt chân thánh Thiện lành Và trái tim thối rữa úa đen Những thành phố lên đèn Để trốn bóng đêm. Sợi dây này

TẾT THÌ LÀM GÌ?

Gần đến Tết rồi, người ta vẫn bàn cãi nhau về chuyện giữ Tết hay không giữ Tết. Bên thì cho rằng gần “gìn giữ bản sắc dân tộc” nên phải giữ, bên thì cho rằng Việt Nam cần “phát triển” nên tốt nhất là “gộp chung Tết tây Tết ta”. Cãi qua cãi lại, mất đi cái vui ngày Tết. Không có gì tốn năng lượng bằng tranh luận, mấy năm làm “keyboard warrior” đã dạy cho mình điều ấy. Mình không hiểu nghĩa

Ru kiểu mới

À ơi Ơi à   1 Đạo – Lạo Xạo Đời – Ngôi Blời   Bến giác xa xăm Hố rác trước mặt Giác vô ảnh Rác đa sắc Lạc giữa hư vô ai gọi ai về   2 Thơ – Nói Mơ Đương Đại – Điên Dại   Cái đẹp suy tàn Thói đời hẹp lượng Nhấp ngụm ảo, trời quang mây tạnh Tỉnh hơi men, trăng lặn sao mờ Màu hư thực, ai người thấu rõ   3 Chính – Minh Tinh Tà