Home Sáng tác mới Nhảm(2): Thơ

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu.

Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay.

Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự.

Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc, là sự mở rộng vô biên các thực tại. Chỉ là mơ tưởng. Họ đang đi vào một giấc mơ hôn trầm, bị lắp ghép bởi vô vàn mảnh vụn giấc mơ của kẻ khác.

Nhưng những kẻ yêu thích thứ thơ nhịp điệu còn bệnh hoạn hơn. Họ đóng kín bản thân trong một chiếc hộp nhạc, bật đi bật lại những nhịp điệu quen thuộc của thơ. Họ không cất lên tiếng thơ bằng tiếng nhạc lòng mình, mà bằng tiếng nhạc từ cõi lòng kẻ khác.

Tách nhịp điệu khỏi thơ không phải là một bước tiến của thơ ca! Đó là sự lùi! Đưa thơ ca về mông muội. Những lời thơ ấy thậm chí còn chẳng là văn xuôi vốn luôn cần một trật tự lớn. Thơ ca không nhịp điệu là những âm thanh rời rạc vọng trong tâm trí, thứ thơ ca được nhào nặn bởi con chữ vô hồn. Nói thẳng, đó là thứ thơ ca vô hồn. Mà có sao đâu, con người đa phần không cần đến hồn, thì với họ, thơ ca có hồn là một trò gây hấn.

Nhưng ở mãi trong một nhịp điệu thơ ca, thì nhà thơ đã chết lâm sàng. Nhà thơ ấy không sống. Chỉ lải nhải điệu cũ. Hãy xem, con chim họa mi đích thực sẽ ca muôn điệu. Còn con chim bằng vàng, nó không ca, nó chỉ là cái máy phát.

Nhà thơ làm thơ sa đà vào thủ pháp thì sẽ đánh mất linh hồn.

Nhưng nhà thơ sa đà vào linh hồn, thì sẽ không đánh mất thủ pháp, ngược lại, họ tự tạo ra thủ pháp của riêng mình. Đó là thủ pháp của thứ tự do không thủ pháp.

Nhà thơ quá chú trọng nhịp điệu sẽ chỉ viết những lời sáo rỗng và linh hồn giả tạm.

Nhưng nhà thơ chú trọng linh hồn thì sẽ là kẻ ngân lên những ngôn từ linh dị.

Nhưng này, hãy cẩn thận, những nhà thơ linh hồn, họ sẽ phát điên, tới nỗi viết thơ lên cát và mặc cho gió cuốn trôi.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Càng hiểu nhiều quy luật của cuộc sống, càng khó để tham gia cùng cuộc sống. Nếu ta thử và phát hiện ra điều ta biết là sai, đó không phải bất hạnh, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc vì còn gì đó để khám phá. Nếu ta cứ đúng mãi dù cho các lựa chọn có điên rồ đến đâu, đó lại là vấn đề. Tức là khi ấy cuộc sống không còn gì để khám phá, để thử thách. Độ bất hạnh sẽ

Nhảm#6: Thời gian

Nếu thời gian trôi qua chậm, ấy là bởi ta đang ách tắc trong một mớ bòng bong và từng bước tháo gỡ. Nếu thời gian trôi qua nhanh, ấy là bởi ta quá mải mê với mớ bòng bong mà bỏ quên mất những gì thực sự đã xảy ra ở một bức tranh toàn cảnh hơn. Nếu thời gian vẫn trôi qua bình thường, ấy là bởi ta đang có một đời sống hết sức nhạt nhẽo. Nếu thời gian ngừng trôi, ấy

Nhảm #10: Thú vị

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #22: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm#3: Hành động

Thế gian này, không ai hành động. Tất cả chỉ vận hành theo các thói quen, như một mã lệnh tự động được ghi trong tâm trí. Hành động như một trò diễn theo kịch bản. Hành động như một vật thể di chuyển theo quỹ đạo. Hành động không hàm chứa tự do trong đó. Một hành động khởi lên, nó đã bị kiểm soát bởi các lực đẩy và lực nén. Bất kể con người có ý thức hay vô thức, những hành