Home Sáng tác mới Tản văn - Truyện ngắn Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng.
Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người.
Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi.
Chẳng từ ngữ định tính nào định nghĩa được con người. Con người là vô giới hạn. Tức là cùng một lúc con người có thể biến chuyển xấu đi hoặc tốt lên, tùy từng khía cạnh và góc nhìn. Và con người chẳng thể thay đổi được gì tích cực với con người ngoài tiếp tục làm tổn thương nhau và giam hãm nhau trong những tuyên ngôn nhất thời. Nói một cách khác, họ lại cài hoa giả để trang trí cho nhau, còn bên trong chúng ta đều thối rữa.
Thối rữa là một quá trình cần thiết để đổi thay! Đúng không nào! Sau thối rữa sẽ là hồi sinh. Nhưng cái mới sẽ khác cái cũ ở điểm nào? Hay lại là một sự sao chép?
Tóm lại thì con người có thể thay đổi được không? Có lẽ không! Nhưng ta có thể thay đổi bề mặt xã hội để môi trường sống của con người trở nên tốt hơn.
Sự thay đổi bề mặt xã hội, hãy nhớ, chỉ là bề mặt. Dưới lớp mặt nạ ấy, con người vẫn đang thối rữa từng ngày như lộ trình sự sống vẫn diễn ra.
Tóm lại, sự thay đổi có thực sự cần thiết? Cần! Để con người không phải đối mặt với sự thối rữa của mình ấy mà…

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #21: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm#6: Thời gian

Nếu thời gian trôi qua chậm, ấy là bởi ta đang ách tắc trong một mớ bòng bong và từng bước tháo gỡ. Nếu thời gian trôi qua nhanh, ấy là bởi ta quá mải mê với mớ bòng bong mà bỏ quên mất những gì thực sự đã xảy ra ở một bức tranh toàn cảnh hơn. Nếu thời gian vẫn trôi qua bình thường, ấy là bởi ta đang có một đời sống hết sức nhạt nhẽo. Nếu thời gian ngừng trôi, ấy

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong

Nhảm#12: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn