Home Portfolio Item Tập thơ cổ phong “Mùa dã cổ”

Tập thơ cổ phong “Mùa dã cổ”

Không khí cổ phong của những mảnh vụn xa xưa của thứ ký ức về thời hoàng kim, nơi cái đẹp và sự tự do còn ngự trị trong toàn bộ thực tại…

Hội thảo giới thiệu tập thơ “Mùa dã cổ” của Hà Thủy Nguyên, có sự tham gia của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, tiến sĩ Nguyễn Quang A…

Tập thơ gồm 4 phần PHIÊU – MỎI – TRU – SAY kể về hành trình đi từ những chiêm nghiệm về định mệnh đến cuộc phiêu lưu vào ký ức hoàng kim thời dã cổ. 

  • Số trang: 139 trang khổ 13X20,5cm
  • NXB Hội Nhà Văn, 2016
  • Phát hành: Book Hunter

Trích Phi lộ

Người ta nói, thế giới hiện đại đánh dấu sự suy tàn của thơ ca. Tôi nói, thế giới hiện đại là bãi rác của lịch sử nhân loại. Tất cả những gì thanh cao nhất đã ngủ lại trong quá khứ cổ xưa, những gì phô bày ngày nay, kể cả sự thanh cao cũng chỉ là ngành công nghiệp tái chế rác. Rác được tái chế hay không thì vẫn cứ là rác.

Thơ ca không mất đi. Thơ ca chỉ ngủ ở nơi mà nó thuộc về. Giống như nhiều kẻ tự mạo nhận mình là đấng cứu thế, là cứu tinh của nhân loại trong thời suy tàn và điên đảo, cũng có không ít kẻ tự coi mình như những kẻ đột phá, đập vỡ tất cả sự cao quý của tính thơ. Liệu có thể gọi đó là thơ, có thể gọi đó là sự cứu thế, hay là sự tự mãn của rác rưởi lên ngôi?

Kệ thôi! Thơ ca cứ cao cao tại thượng mà say ngủ! Chỉ những ai dám vút bay lên tuyệt đối mới bắt gặp thơ ca ở đó. Thứ cảm hứng thiêng liêng ấy vốn dĩ ở một nơi phi thực và siêu tưởng. Mọi nỗ lực trần tục hóa thơ ca đều là giả dối và độc ác. Sự trần tục ấy nhằm mục đích để phục vụ đám đông, còn đám đông thì chỉ quen với một thứ rác tái chế.

Nói về "Mùa dã cổ"

“Sống ở thế giới hiện đại nhưng tác giả lại viết về các hồi ức mơ hồ của thuở xa xưa đan cài trong một cái nhìn tách biệt từ một thực tại khác để lý giải thực tại này.”

 

Để chân ngã mang hình hài hồ ly tinh, Hà Thủy Nguyên biểu hiện một thứ tính nữ tự do, phiêu lãng, vừa đắm đuối với cuộc đời, lại vừa u uẩn buồn, vừa trí tuệ lại vừa trùng trùng tâm sự. Tính nữ này khác biệt rất nhiều so với các nhà thơ nữ khác của Việt Nam hoặc là giới hạn trong tình yêu, tình mẹ con, hoặc là sa đà vào dục tính. Bởi vậy, thơ Hà Thủy Nguyên xa lạ với đa số người, giống như hồ ly tinh vẫn là loài yêu quái mà con người vừa thích thú vừa e sợ vậy.

Tương tiến tửu – Lý Bạch

"Thương tiến tửu" là bài thơ nổi tiếng nhất của Lý Bạch, đại diện cho tinh thần say và tư tưởng nhân sinh của ông. Bài thơ này đã đi theo những năm tháng thanh xuân nông nổi nhất của đời tôi, và cứ thỉnh thoảng những câu thơ vẫn vọng trong tâm trí ngăn tôi khỏi những cuồng vọng. Năm 2018, tôi đã dịch bài thơ này, và hôm nay, một ngày xuân 2024, tôi ngồi chuốt lại câu từ và gieo vần, để

Dấu vết

Lộp độp, mưa vỗ trống trên mái nhà gỗ.  Thỉnh thoảng những cơn gió lại dội lên đu đưa rừng trúc như một mảng bè trầm xa vắng. Nàng choàng tỉnh khỏi cơn xuất thần mê đắm, trong cơn xuất thần nàng đã chạm tới những vì sao xa xăm ngoài vũ trụ. Nhưng cho dù các vì sao khác nhau như thế nào thì chúng vẫn giống nhau một cách nhàm chán. Và giờ đây nàng lại thấy những thanh âm của trần gian

Sáng tạo cá nhân trong thời đại của công nghiệp văn hóa

Từ giữa thế kỷ 20, Mỹ và Pháp đã tiên phong thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp văn hóa và chứng minh sức ảnh hưởng sâu rộng, từ đó lan ra các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Các quốc gia này không chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận, mà còn xem đó như một chiến lược để lan tỏa hình ảnh đất nước. Tuy nhiên, nội tại của nền công nghiệp văn hóa ẩn chứa

Nằm dài…

Mệt nhoài thân ta trên đá Như dòng nước chảy mòn thời gian Phơ phất bóng ai cười nói Điều vô thanh Hát vô âm Nơi trái tim ta vô hình Ta đã chết triệu lần theo dông sông tuôn và tuôn từ khởi nguồn về biển cả Li ti giọt hồn ta vương trên lá Long lanh long lanh như nước mắt mây trời Ta ngân và ngân cho tri kỷ ngoài nhân thế Điệu phiêu diêu Hồn phiếu diễu Chỉ một vọng hữu

Bắc phong hành – Lý Bạch

Hôm qua mình dịch Yên ca hành bài Thu phong của Tào Phi, rồi chợt nhớ ra bài Bắc phong hành của Lý Bạch, cũng là thể tài chinh phụ. Bài này có mấy bản dịch, nhưng các bản dịch đều biến bài hành này thành nhịp điệu thơ thất ngôn, làm sai đi tính hiện thực khắc nghiệt của bài thơ. Vẻ đẹp của bài thơ không phải ở câu thơ chau chuốt bóng bẩy theo lối Đường thi phổ biến, mà là nỗi