Home Bình Luận Chuyển dịch văn hóa đọc – Tất yếu của lịch sử

Chuyển dịch văn hóa đọc – Tất yếu của lịch sử

Đây vẫn là câu chuyện hỗn loạn văn hóa đọc ở Việt Nam, nhưng tôi xin phép được thử đưa ra một góc nhìn khác để làm lý giải xem những thiếu sót của chúng ta nằm ở đâu. Và tôi xin bắt đầu câu chuyện từ một quá khứ xa xôi: thời kỳ sơ khởi của sách để đến chúng ta có thể nhìn thấy tiến trình dịch chuyển của các loại tư duy.

Thay đổi cách đọc, thay đổi tư duy

Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của 2 nền văn minh: Văn minh Trung Hoa và Văn minh phương Tây. Khi chế độ khoa cử ở Việt Nam bị dẹp bỏ, giới trí thức bắt đầu hình thành thói quen đọc sách kiểu Tây phương và duy trì nó cho đến tận ngày nay. Khi bàn về văn hóa đọc, tức là chúng ta đang bàn đến văn hóa đọc chịu ảnh hưởng từ Châu Âu, vậy thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem tiến trình thay đổi tư duy của nền văn minh này như thế nào.

Giống như tất cả các nền văn hóa khác, người Châu Âu cổ đại đều truyền đạt mọi tư tưởng, kinh nghiệm, nghệ thuật của mình thông qua hình thức truyền khẩu.Mặc dù những di chỉ chữ viết đầu tiên được tìm thấy có niên đại cách đây 75.000 năm, nhưng chữ viết chỉ thực sự hữu ích khi các vấn đề về thương mại, quản lý hộ tịch trở nên quan trọng ở một xã hội văn minh hơn. Sách ra đời ban đầu nhằm mục đích lưu trữ những thông tin thực tế đó. Cũng với mục đích này, văn minh Hy Lạp – La Mã (Hy-La) với dân số đông nhất và cũng là trung tâm giao thương của khu vực Địa Trung Hải, đã giản lược và phát minh ra bảng chữ alphabet có tính chất tượng thanh mà chúng ta đang sử dụng hiện nay vào khoảng 1000-400TCN.Sự kiện thư viện Alexandria thành lập đánh đánh bước phát triển nhảy vọt về số lượng sách vở lưu trữ các loại thông tin khác nhau như địa lý, chính trị, khoa học, tư tưởng triết học, nghệ thuật… Văn bản thơ ca được tìm thấy đầu tiên là hai tác phẩm sử thi “Illiad” và “Odyssey” của Homer vào khoảng 850TCN. Sau này, khi nhà thờ Công giáo thay thế cho văn minh Hy-La, đặc quyền lưu trữ thông tin thuộc về các tu viện với nhiệm vụ chính là sao chép Kinh Thánh (Cựu ước và Tân ước).

Tuy nhiên, cho đến nay, ít người biết rằng những văn bản thời kỳ đầu đó vô cùng khó đọc bởi giữa các từ không hề có khoảng cách, dấu chấm-phẩy để ngắt câu. Với điều kiện khó khăn như vậy không cho phép người viết sách có những diễn dịch và lập luận dài dòng. Họ buộc phải sử dụng các loại hình tượng để mô tả ngắn gọn nhất những gì mình được truyền đạt. Có lẽ đó là lý do của việc các tác phẩm thời kỳ Hy-La cho đến Kinh Thánh đều được viết dưới dạng thơ ca và sử dụng rất nhiều dạng biểu tượng. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho việc đọc loại sách này, cách viết tạo nhịp điệu đã trở thành một quy ước. Để đọc và hiểu được ít nhiều các tác phẩm này, người đọc sách thời ấy buộc phải rèn luyện kỹ năng giải mã các biểu tượng và khiến cho dạng tư duy hình tượng phát triển mạnh.

Dấu cách được phát minh vào thế kỷ thứ 7 bởi một tu sĩ Ai Len đã làm thay đổi cách đọc sách của người xưa. Trước đây với các văn bản cổ, họ buộc phải đọc diễn xướng thì này họ đã đọc sách trong im lặng, đòi hỏi một sự tập trung cao độ và tư duy liền mạch. Đến thế kỷ 13, sách đã được chia chương, chia đoạn; dấu chấm-phẩy đều được ra đời trong thời kỳ này. Những quyển sách của thế kỷ 14 đã có kết cấu gần giống với hiện đại. Những phát minh này cho phép người viết tha hồ diễn dịch và thể hiện cấu trúc ngôn ngữ của mình. Để nắm bắt những dạng thông tin này đầy đủ, người đọc cần có một tư duy liền mạch và logic. Cách đọc sách này duy trì với số đông cho đến nửa cuối của thế kỷ 20.

Sự phát triển của báo chí truyền thông và đặc biệt là Internet đã phá vỡ tư duy đọc sách kiểu truyền thống. Để tiếp nhận được nhiều nhất có thể lượng thông tin đồ sộ của xã hội hiện đại, chúng ta không thể đọc theo lối hình tượng hay diễn dịch liền mạch. Chúng ta buộc phải rèn luyện kỹ năng lướt nhanh và sẵn sàng cởi mở với nhiều dạng thông tin khác nhau. Điều này đã hình thành tư duy phân mảnh để chúng ta có thể thích ứng với thời đại mới. Hiện nay, chỉ cần một vài cú nhấp chuột, chúng ta có thể tiếp cận cùng một lúc rất nhiều kiến thức khác nhau, đồng hiện và móc nối liên miên. Nếu không thích dạng kiến thức phân mảnh này, chúng ta chỉ cần lần mò bằng những từ khóa có mục đích và chắc chắn sẽ tìm được các cuốn sách, các tư liệu nghiên cứu chuyên sâu rải rác trên khắp thế giới. Với sức mạnh và sức nhanh của kết nối toàn cầu, càng ngày hình thức đọc kiểu cũ càng bị lạc hậu và bỏ rơi. Ở thế giới Internet, người ta không đọc lần mò từ chữ, từng đoạn nữa; mà cần một khả năng đúc rút tìm ra quy luật giữa một mớ dữ liệu hỗn độn. Qủa là thật dễ, mà cũng không hề dễ.

Không có nghĩa rằng sự xuất hiện của tư duy này là sự biến mất của tư duy kia.Trên thực tế, cả ba hình thức tư duy kể trên đều song song tồn tại trong suốt tiến trình lịch sử văn minh loài người, tuy nhiên tùy theo từng điều kiện mà dòng chảy chính của văn hóa đọc sẽ có các hình thái khác nhau. Cho nên, các bước chuyển này là một tất yếu xảy ra khi những phát minh về công nghệ lần lượt ra đời. Mỗi hình thức tư duy đều có những ưu – nhược điểm khác nhau, nên đề cao loại này và phủ nhận cái kia là cách làm của những người cảm tính và cố chấp, không phát triển toàn diện.

Tình trạng hỗn loạn sách ở Việt Nam

Ở Việt Nam có hai loại tư duy phát triển, đó là tư duy hình tượng và tư duy phân mảnh. Biểu hiện cụ thể nhất của sự phát triển tư duy hình tượng đó là những tác phẩm thi ca nở rộ và nổi trội hơn rất nhiều so với truyện ngắn và đặc biệt là tiểu thuyết. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Hoa- một nền văn minh của chữ tượng hình. Hơn nữa các tác phẩm của Trung Hoa lưu truyền sang Việt Nam đa phần là thơ từ và các bài văn biền ngẫu. Tuy nhiên, ở Trung Hoa vẫn phát triển tư duy liền mạch logic mà biểu hiện là các tác phẩm tiểu thuyết Minh Thanh đã đạt tới đỉnh cao. Trong khi ở Việt Nam, tác phẩm tiểu thuyết lớn nhất thời Trung đại chỉ có “Hoàng Lê nhất thống chí” vẫn còn mang đậm màu sắc của chép sử, chủ yếu ở dạng liệt kê thông tin. Hơn nữa Việt Nam là một nước bé, nằm ở vùng giao thương buôn bán với rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và trên tuyến đường thủy nối sang Tây Phương, cho nên người Việt có kỹ năng tiếp nhận thông tin rất nhanh, đó là dạng của tư duy phân mảnh.

Tuy nhiên, do thiếu khả năng logic liên kết, nên môi trường thông tin ở Việt Nam bị rơi vào tình trạng hỗn loạn và thiếu tính học thuật. Đã từng có thời kỳ khi văn hóa Pháp vào Việt Nam, rất nhiều nhà nghiên cứu như Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo… đã cố gắng gây dựng nền học thuật ở Việt Nam. Công cuộc này bị gián đoạn trong suốt thời gian chiến tranh. Sau chiến tranh, công việc lại được các nhà nghiên cứu sau này tiếp bước, chưa đạt được thành tựu gì nhiều thì lại bị làn sóng tư duy phân mảnh ồ ạt của thế giới dội vào. Vậy là cho đến nay, công cuộc hình thành và phát triển loại tư duy này ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện. Đáng lo ngại hơn nữa là hiện nay, thậm chí kiểu tư duy hình tượng cũng dần bị thui chột vì lối sống gấp gáp không cho phép chúng ta có thời gian ngồi lần mò, chiêm nghiệm và hưởng thụ vẻ đẹp của ngôn từ. Trong khi ấy, trên thế giới, những tác phẩm từ thế kỷ 18 đến nay không hề được xây dựng theo một dạng tư duy mà để đọc được chúng đòi hỏi một sự kết hợp tinh vi. Thiếu một trong số những kỹ năng tư duy này sẽ khiến chúng ta không thể tiếp nhận được đầy đủ và đúng đắn những gì được truyền tải trong một quyển sách cận đại và hiện đại. Trong khi rõ ràng, chúng vẫn chi phối đời sống của chúng ta một cách vô hình.

Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ đặt ra một câu hỏi: Liệu tất cả chúng ta đều cần tất cả các kỹ năng tư duy nói trên? Đúng là mỗi người chúng ta không cần thật!Nhưng một xã hội văn minh thực sự thì cần cả ba kỹ năng trên được phát triển một cách đồng đều. Sự phát triển này không được định giá bằng số người sử dụng mà bằng chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng này đến đâu. Bởi rõ ràng tư duy hình tượng giúp chúng ta có các khả năng liên tưởng, tưởng tượng, phong phú thêm đời sống tinh thần; tư duy liền mạch giúp chúng ta có khả năng logic, nhìn được cấu trúc và tổng thể của các vấn đề; tư duy phân mảnh giúp chúng ta khả năng nhanh chóng và cởi mở thu lượm nhiều loại dữ liệu khác nhau. Một xã hội sẽ như thế nào nếu thiếu đi một trong ba điều đó.

Với tình trạng Việt Nam hiện nay, loại tư duy thứ ba đang chiếm ưu thế mạnh mẽ tới mức trở thành ô nhiễm thông tin, mà biểu hiện là đời sống tinh thần xuống cấp và các luồng dư luận báo chí đang chi phối cộng đồng quá nhiều. Chúng ta cần lắm một lớp trí thức kiểu mới, phát triển đồng đều cả ba kỹ năng tư duy trên để điều phối và giữ ổn định sự ra vào của các luồng thông tin, các luồng văn hóa-tư tưởng.

Không còn cần thiết nữa những lời hô hào “nâng cao văn hóa đọc” theo kiểu đọc các sách kinh điển, phủ định thực tại hay kiểu phản ứng của giới trẻ là chê bai những hình thức đọc sách cũ là chậm tiến. Đã đến lúc kiểu tư duy truyền thống và tư duy hiện đại được kết hợp với nhau để cùng xử lý vấn đề hỗn loạn hiện nay, thiết lập một môi trường hàn lâm thật sự nhưng vẫn cởi mở với những thử nghiệm và các dòng tư tưởng mới. Một xã hội đa chiều thật sự cũng cần những bộ óc đa chiều.

Hà Thủy Nguyên

Bài đã đăng trên Tạp chí Tia Sáng:https://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=5623&CategoryID=41

Gửi các mẹ: Đọc sách có quan trọng đến thế?

Sáng nay lên mạng, một bức thư thống thiết của một bà mẹ gửi tới đứa con lười đọc sách của mình hiện lên Newsfeed của tôi. Ngay khi click vào đọc, tôi đã biết được bức thư này có thể lâm li bi đát đến cỡ nào. Bởi vì, cứ thỉnh thoảng phong trào cổ vũ văn hóa đọc lại rộ lên những trò thú vị mà có lẽ chỉ Việt Nam mới có. Nào thì chụp ảnh khoe tủ sách, nào thì chạy

NHÀ XUẤT BẢN CỦA GS CHU HẢO VÀ MỘT Ý TƯỞNG TRUYỀN BÁ TRI THỨC…

Ngay khi thông tin về việc Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật vì những cuốn sách có tư tưởng chính trị do NXB Tri Thức ấn hành thì lập tức một đợt sóng truyền thông rầm rộ trên Internet và người ta đua nhau đi ôm sách NXB Tri Thức về nhà. Họ khoe nhau những tủ sách ngập sách NXB Tri Thức, những bức ảnh chụp bác Chu Hảo. Có lẽ các siêu sao Việt Nam chẳng ai có bộ sưu tập ảnh

Đọc sách có thể thành tài?

Từ khi những lời kêu gọi nâng cao Văn hóa đọc lan tràn trên các kênh truyền thông đại chúng, người ta ngày càng có những khẩu hiện buồn cười, kiểu như “Đọc sách là yêu nước” hay “Đọc sách để thành tài”… Ừ thì đọc sách cũng có ích, nhưng mà đọc sách gì, đọc như thế nào và đọc để làm gì cơ chứ? Tôi không tin rằng đọc sách là có thể thành tài, và cũng chẳng có chuyện tất cả những

Nỗi niềm của một trọc phú tri (kiến) thức

Trước tiên, mình cần khẳng định không có gì giấu diếm rằng mình đích thực là một trọc phú tri thức, không những thế còn là loại trọc phú tri thức đi lên bằng tay trắng 😁 Mình không phải "con ông cháu cha" trong giới tri thức để được thừa hưởng những yếu tố "gia truyền" như kho tư liệu hay network sẵn có. Đã thế, lại còn không đủ kiên nhẫn ngồi đủ lâu trên ghế đại học để được thầy nọ cô

KHI VĂN HÓA ĐỌC THIẾU NỀN TẢNG HỌC THUẬT VÀ PHÁP LUẬT

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa