Home Đọc Sách Đọc Nhanh Những vần thơ “Tịnh khẩu” của Nguyễn Đức Sơn

Những vần thơ “Tịnh khẩu” của Nguyễn Đức Sơn

Sau khi quay cuồng trong ngồn ngộn bản thảo với những dòng văn tự đầy lý trí của triết học và chính trị, tôi cần một cái gì đó điên rồ phi lý trí… như Thơ. Nhiều khi nghĩ đi lại về việc tại sao người đương đại bây giờ không thích đọc thơ để giải tỏa, tôi thường chọn cách giải thích chung chung để đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, kinh tế và Internet. Cũng không thể đổ lỗi cho các nhà thơ bây giờ quá xa rời cuộc sống, họ vẫn vậy thôi, chỉ là cuộc sống rời xa họ. Từ trải nghiệm cá nhân những lần tìm kiếm đến thơ của tôi, tôi nhận ra rằng, có vẻ như Thơ là liệu pháp hiệu quả sau một thời gian chìm đắm với các công việc đòi hỏi Lý trí cao.

Trong trạng thái Lý trí, với các nguyên tắc và quy củ, buộc não trạng của chúng ta phải tự đóng khung mình. Và Thơ với sự phi lý trí điên rồ của ngôn từ, những dòng cảm hứng bất tận miên man, trạng thái vô trật tự bất định, ở khía cạnh bất toàn của tâm trí… đã thực sự giúp tôi đào tẩu khỏi cái khung ấy. Nhưng xã hội ngày nay, người ta vốn đã sống quá phi lý trí. Thế nên, thứ giải tỏa của họ đơn giản là được giải phóng trạng thái phi lý trí ấy thông qua hành động. Những cái khung méo mó, giả dối và lỏng lẻo của một xã hội mất trật tự bị thúc đẩy bởi Tham – Sân – Si khiến Thơ bỗng nhiên trở thành một thứ gì đó hoàn toàn bí ẩn, nghiêm cẩn, mà thực ra thì Thơ không phải như thế.

Thơ là hành trình phá chấp của mỗi người viết, giống như Nguyễn Gia Thiều viết thơ để thoát khỏi địa vị và trách nhiệm của một quan đô úy. Hay Vũ Hoàng Chương say thơ để tách bản thân khỏi nghiệp vụ luật sư thuần túy duy lý. Bậc tu luyện như Sufi mỗi khi chứng đắc và thăng hoa thì cất lên các khúc thơ, các thiền giả cũng đột ngột cất lên các bài kệ… Và vì thế, Thơ là sự nới rộng trạng thái tâm trí.

Tôi lại gặp được yếu tố này trong thơ của Nguyễn Đức Sơn qua tập thơ “Tịnh Khẩu” của ông:

“Khi ngộ nhận chồng chất tràn lan

Là lúc trăng tan

Vào miền hiu quạnh tuyệt vời nhất”

Trước đây, khi đọc thơ của các kỳ nhân của Việt Nam Cộng Hòa, tôi chỉ có thể gật gù: “Rằng hay thì thật là hay”, nhưng mà đọc ra thì chẳng sướng. Bùi Giáng tưởng mình là trí tuệ điên, thực ra là trí tuệ quá hóa điên để giải độc trí tuệ. Tô Thùy Yên dù lực thơ mạnh mẽ nhưng không khác biệt với Đinh Hùng, Bích Khê, Hàn Mạc Tử. Thanh Tâm Tuyền thì lạ, mà cõi giới thơ lại một màu. Phạm Công Thiện tuy ngáo nhưng chẳng qua cũng chỉ là cái ngáo của một cậu học sinh triết học lạc lối giữa hố thẳm tư tưởng… Kể ra còn không vui bằng đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên với phong thái của “người linh mục giảng lời tình nhân gian” sẵn sàng “thiêu đổ lầu chuông”.

Nhưng với Nguyễn Đức Sơn thì khác. Thơ ông vừa có hơi hướng của các bài haiku, vừa mạnh mẽ chẳng thua các bài Rubayyat của Omar Khayyam, mà vẫn có cái màu sắc điên phá chấp của một người tu trên con đường trí tuệ điên. Ngôn từ không cầu kỳ, nội dung trực chỉ nhân tâm. Dâm và Tục trong thơ ông chẳng phân định và cũng chẳng cần đố tục giảng thanh hay giảng thanh đố tục, mà chỉ đơn giản là thấu rõ lẽ âm dương nơi hiện hữu và chấp nhận tính nhị nguyên ấy.

“Chiến tranh kéo dài hay không kéo dài

Em cũng rách làm hai

Từ vạn kiếp”

Điều thú vị nữa đó là Nguyễn Đức Sơn nhận thức rằng hiện hữu của con người nơi Trái Đất, dù tử dù sinh thì cũng đều là Ma cả. Tất cả chúng ta đều chỉ là bóng mờ thoắt ẩn thoắt hiện giữa thế gian.

“Thì ra

Ta vốn là ma”

Thực sự, tôi nghĩ rằng thơ Nguyễn Đức Sơn không dành cho các nhà thơ hay các nhà phê bình nghệ thuật, mà dành cho những người đang tu giữa thế gian. Xin mượn bài thơ này của ông để kết lại đoạn cảm hứng ngắn ngủi này:

“THẬT VẬY

Không bám sát đời sống

Đừng mong bám sát được thiên cổ

Cực thấy mồ”

Mưa máu

Thiên hà đỏ thẫm nghiêng tràn rượu Cành cây khô dựng đứng sừng hươu Vạch lên trăng vài đường máu Có những tối cô độc với hoa hồng Tôi viễn cảnh mình giác ngộ nơi nỗi buồn thăm thẳm Gác niềm vui lên gò đống trần ai Tôi đã vắt kiệt tôi mỗi sớm mai Trong khoảnh khắc tỉnh bừng con mắt Rất nhiều phần trong tôi đã đổ tràn như rượu Da thịt tôi cháy bùng dưới dương quang như tên ma cà rồng

Môi mấp máy

Mềm môi mấp máy mướt mơ mùng Mộng cảnh trùng trùng bóng thời buông Có ta thủng thẳng thêm hoang vắng Cả một trần gian điệu gió chùng Vén chăn thôi hở sầu biền biệt Ôm chàng thiên hạ cạn lời mê Đung đưa con lắc thời gian lặng Vạn vật ngân gầm dưới đáy khe Vệt trời vào độ mộng hóa hơi Miết thịt da vào giữa trùng khơi Ái ân một khắc si tâm niệm Thả vào thương nhớ mấy mươi đời Hà

Tôi đã đi qua giấc mơ

Tôi rã rời giông gió tàn chưa? Ly rượu hơi đã bay xa Chỉ đắng mùi dâu bể Những người xưa hứng giọt mưa này Thấy long lanh ký ức Khoảnh khắc mờ hơi hóa hư không Quanh tôi Nói nói Cười cười Khóc khóc Chơi vơi Tôi chỉ thoáng trôi qua đời Hay đời đã trôi qua tôi Một trái tim khép cửa Một vầng trăng lệ huyết ngân Cũng chìm trong khuất bóng Một vầng dương huy hoàng Cũng một mình tỏa rạng

Tuyên ngôn

Một nhà thơ tuyên ngôn khi nguồn thơ đã cạn Một nhà truyền giáo tuyên ngôn khi đạo đã xa rời Một lần tôi tuyên ngôn Khi tôi không còn tôi nữa   Lời tôi nói ra có thực là tôi Những bay bổng và mộng mị kiếp người Tiếng chuông vang vang Đẩy tôi rơi đáy mộng, lại đáy mộng, tận sâu sâu thăm thẳm   Nơi tôi mộng Lúc nào cũng thế Tôi gào Những tiếng vọng, tiếng vọng, vọng...ong ong... Lời đám

Men ký ức

Kiếp người cạn Duyên phận tàn Ta say thêm chén nữa Nồng men huyết nhân sinh   Một kiếp trôi qua Ôi một kiếp trôi qua Cũng rơi tàn như nước Ai nhớ, ai quên, ai dốc cạn bầu ký ức Có ai kia ngoảnh mặt thế gian cười   Ta và người một thuở Bén lửa nhân duyên Ủ men tình ái Sống trọn kiếp bình sinh Lững lờ trôi xuôi dòng thời gian vô tận   Soi bóng thời gian Trùng trùng kiếp