Home Đọc Sách Đọc Nhanh Những vần thơ “Tịnh khẩu” của Nguyễn Đức Sơn

Những vần thơ “Tịnh khẩu” của Nguyễn Đức Sơn

Sau khi quay cuồng trong ngồn ngộn bản thảo với những dòng văn tự đầy lý trí của triết học và chính trị, tôi cần một cái gì đó điên rồ phi lý trí… như Thơ. Nhiều khi nghĩ đi lại về việc tại sao người đương đại bây giờ không thích đọc thơ để giải tỏa, tôi thường chọn cách giải thích chung chung để đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, kinh tế và Internet. Cũng không thể đổ lỗi cho các nhà thơ bây giờ quá xa rời cuộc sống, họ vẫn vậy thôi, chỉ là cuộc sống rời xa họ. Từ trải nghiệm cá nhân những lần tìm kiếm đến thơ của tôi, tôi nhận ra rằng, có vẻ như Thơ là liệu pháp hiệu quả sau một thời gian chìm đắm với các công việc đòi hỏi Lý trí cao.

Trong trạng thái Lý trí, với các nguyên tắc và quy củ, buộc não trạng của chúng ta phải tự đóng khung mình. Và Thơ với sự phi lý trí điên rồ của ngôn từ, những dòng cảm hứng bất tận miên man, trạng thái vô trật tự bất định, ở khía cạnh bất toàn của tâm trí… đã thực sự giúp tôi đào tẩu khỏi cái khung ấy. Nhưng xã hội ngày nay, người ta vốn đã sống quá phi lý trí. Thế nên, thứ giải tỏa của họ đơn giản là được giải phóng trạng thái phi lý trí ấy thông qua hành động. Những cái khung méo mó, giả dối và lỏng lẻo của một xã hội mất trật tự bị thúc đẩy bởi Tham – Sân – Si khiến Thơ bỗng nhiên trở thành một thứ gì đó hoàn toàn bí ẩn, nghiêm cẩn, mà thực ra thì Thơ không phải như thế.

Thơ là hành trình phá chấp của mỗi người viết, giống như Nguyễn Gia Thiều viết thơ để thoát khỏi địa vị và trách nhiệm của một quan đô úy. Hay Vũ Hoàng Chương say thơ để tách bản thân khỏi nghiệp vụ luật sư thuần túy duy lý. Bậc tu luyện như Sufi mỗi khi chứng đắc và thăng hoa thì cất lên các khúc thơ, các thiền giả cũng đột ngột cất lên các bài kệ… Và vì thế, Thơ là sự nới rộng trạng thái tâm trí.

Tôi lại gặp được yếu tố này trong thơ của Nguyễn Đức Sơn qua tập thơ “Tịnh Khẩu” của ông:

“Khi ngộ nhận chồng chất tràn lan

Là lúc trăng tan

Vào miền hiu quạnh tuyệt vời nhất”

Trước đây, khi đọc thơ của các kỳ nhân của Việt Nam Cộng Hòa, tôi chỉ có thể gật gù: “Rằng hay thì thật là hay”, nhưng mà đọc ra thì chẳng sướng. Bùi Giáng tưởng mình là trí tuệ điên, thực ra là trí tuệ quá hóa điên để giải độc trí tuệ. Tô Thùy Yên dù lực thơ mạnh mẽ nhưng không khác biệt với Đinh Hùng, Bích Khê, Hàn Mạc Tử. Thanh Tâm Tuyền thì lạ, mà cõi giới thơ lại một màu. Phạm Công Thiện tuy ngáo nhưng chẳng qua cũng chỉ là cái ngáo của một cậu học sinh triết học lạc lối giữa hố thẳm tư tưởng… Kể ra còn không vui bằng đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên với phong thái của “người linh mục giảng lời tình nhân gian” sẵn sàng “thiêu đổ lầu chuông”.

Nhưng với Nguyễn Đức Sơn thì khác. Thơ ông vừa có hơi hướng của các bài haiku, vừa mạnh mẽ chẳng thua các bài Rubayyat của Omar Khayyam, mà vẫn có cái màu sắc điên phá chấp của một người tu trên con đường trí tuệ điên. Ngôn từ không cầu kỳ, nội dung trực chỉ nhân tâm. Dâm và Tục trong thơ ông chẳng phân định và cũng chẳng cần đố tục giảng thanh hay giảng thanh đố tục, mà chỉ đơn giản là thấu rõ lẽ âm dương nơi hiện hữu và chấp nhận tính nhị nguyên ấy.

“Chiến tranh kéo dài hay không kéo dài

Em cũng rách làm hai

Từ vạn kiếp”

Điều thú vị nữa đó là Nguyễn Đức Sơn nhận thức rằng hiện hữu của con người nơi Trái Đất, dù tử dù sinh thì cũng đều là Ma cả. Tất cả chúng ta đều chỉ là bóng mờ thoắt ẩn thoắt hiện giữa thế gian.

“Thì ra

Ta vốn là ma”

Thực sự, tôi nghĩ rằng thơ Nguyễn Đức Sơn không dành cho các nhà thơ hay các nhà phê bình nghệ thuật, mà dành cho những người đang tu giữa thế gian. Xin mượn bài thơ này của ông để kết lại đoạn cảm hứng ngắn ngủi này:

“THẬT VẬY

Không bám sát đời sống

Đừng mong bám sát được thiên cổ

Cực thấy mồ”

LONG ĐIỂU TRUYỆN – CHƯƠNG 15: KHÍ ĐỘC

Lời khẳng định của Thiên Hoàng giống như một câu đố bất khả giải đáp đối với Điểu Tùng và Hoàng Tế Thiên. Địch lớn đang ở trước mặt, vậy mà một thành Trấn Tây phải đơn độc chống lại, không, nói chính xác là chỉ có mấy người bọn họ đơn độc đương đầu. Quân lính trong thành có đấy, nhưng xuất quân lúc này chẳng khác nào xua quân lính đi chết một cách vô ích. Đã có danh là tướng tài thì

Long Điểu truyện – Chương 7: Phượng hoàng lửa

Thiên Hoàng và Minh Hoàng im lặng như hai pho núi trước giờ phun trào nham thạch. Một suy nghĩ thoáng qua đầu Thiên Hoàng: “Như vậy Minh Hoàng không phải kẻ bắt cóc Thiên Phụng… Không lẽ là hắn! Kẻ giả mạo bấy lâu nay… Nhưng bắt cóc con bé thì cũng không có lợi gì cho hắn! Trừ phi hắn biết…” Minh Hoàng nhún vai đứng dậy, bước chậm rãi trong phòng, rồi đứng gần cửa sổ, mắt lơ đãng nhìn vào màn

Chiêu hồn ta

I- Có kẻ Gom góp những mảnh tàn linh hồn vãi vương giữa màn sương luân hồi chắp vá Phục dựng thời gian Gió về quần quật Bước vu vơ phố xá quỷ quái rợp trời máu vẩn mây Đi và đi và kiếm và đi và nhặt nhạnh Chút vụn quá khứ lẫn tro tàn Chút gương mặt quen đà biến dạng Này chút vàng son cũng phai màu Những câu thơ nhàu nhĩ rơi mưa Manh áo ướt còn vương máu nhỏ Ánh

Đối thoại của Krishnamurti và David Bohm về nguồn gốc của sự xung đột tâm lý

Lời người dịch: Đây là một đối thoại kỳ thú của bậc thầy tâm linh Krishnamurti và nhà vật lý lượng tử David Bohm. Cuộc đối thoại hé lộ cách tâm linh và khoa học đã tiến gần đến nhau để nhận diện sự thật. Những câu hỏi được đặt ra khi hai ông cùng trao đổi về lý do thế giới của loài người vận hành bằng cướp bóc và nô dịch, rồi sau đó dẫn đến nỗi ám ảnh về “sự trở thành”

Con đường Viết của tôi (6): Diễn đạt loằng ngoằng và sự suy thoái của tư duy

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Walt Whitman nói: “Nghệ thuật của nghệ thuật, niềm vinh quang của sự biểu hiện, ánh thái dương của vẻ đẹp ngôn từ, chính là sự mộc mạc”. Thơ Walt Whitman quả thực là một điển hình cho tiếng lòng được cất lên như nó vốn là. Tôi thích thơ ông chính ở điểm ấy. Nhưng tôi cũng rất thích các tác giả có lối diễn đạt kỳ lạ hoặc những ngôn từ