Home Bình Luận NHÀ XUẤT BẢN CỦA GS CHU HẢO VÀ MỘT Ý TƯỞNG TRUYỀN BÁ TRI THỨC…

NHÀ XUẤT BẢN CỦA GS CHU HẢO VÀ MỘT Ý TƯỞNG TRUYỀN BÁ TRI THỨC…

Ngay khi thông tin về việc Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật vì những cuốn sách có tư tưởng chính trị do NXB Tri Thức ấn hành thì lập tức một đợt sóng truyền thông rầm rộ trên Internet và người ta đua nhau đi ôm sách NXB Tri Thức về nhà. Họ khoe nhau những tủ sách ngập sách NXB Tri Thức, những bức ảnh chụp bác Chu Hảo. Có lẽ các siêu sao Việt Nam chẳng ai có bộ sưu tập ảnh nhiều góc độ như bác Chu Hảo đâu. Âu cũng là một chuyện thú vị! Điều ấy cho thấy xã hội ta đã “tự diễn biến” từ lâu rồi, và theo quy luật lượng chất thì có lẽ sắp có thay đổi về “chất” đến nơi. 😊

Người ta ca ngợi bác Chu Hảo nhiều cũng như tiếc nuối NXB Tri Thức, chen lẫn sự lo lắng về một tương lai không có sách “nghiêm túc” và “tiến bộ” để đọc nữa. Nhưng sau tất cả, tôi nghĩ, đó không phải điều bác Chu Hảo mong đợi.

Khi giáo sư Chu Hảo rủ Book Hunter về tổ chức sự kiện tại NXB Tri Thức, giáo sư đã tâm sự với tôi về ý tưởng của NXB. NXB được lấy ý tưởng từ tinh thần “khai dân trí” của cụ Phan Châu Trinh, và không chỉ có vậy, còn của cả hội Khai Trí Tiến Đức. Nếu so sánh về cách thức hoạt động của NXB Tri Thức thì tôi thấy rằng, bên trong, NXB tạo nên một hội Khai Trí Tiến Đức kiểu mới, và bên ngoài thì thực hiện “khai dân trí” theo cách cụ Phan. Có thể nhiều độc giả chưa hẳn đã đọc và hiểu hết các ý tưởng từ sách của NXB Tri Thức, nhưng tinh thần tri thức mà các đầu sách của NXB truyền tải thì vẫn ảnh hưởng một cách đáng kể. Nói một cách thị trường hơn, NXB Tri Thức đã tự định hình một phân khúc trong trị trường sách Việt Nam. Và hơn cả thế, điều đáng quý của NXB Tri Thức, đó là từ lâu, nơi đây trở thành một nơi tập trung những người ham mê tri thức, cùng làm việc để duy trì và truyền bá tri thức, và tôi tự hào là một người trong số ấy. Bởi vì để gìn giữ tinh thần tri thức không phải đơn giản là một công việc mà là một cuộc chiến, cuộc chiến chống lại một xã hội đang ngày càng coi rẻ tri thức, cuộc chiến để lấy lại vị thế cho những gì đã từng bị vùi dập bởi một thời mông muội. Đó chính là tinh thần của Khai Trí Tiến Đức và Phan Chu Trinh, cũng là tinh thần của nhiều thế hệ trí thức, và của rất nhiều trí thức độc lập đang nỗ lực hiện thực hóa trong xã hội.

Tôi quen nhiều nhóm trí thức độc lập có cùng phương châm hoạt động với NXB Tri Thức, nhưng NXB Tri Thức là một ví dụ điển hình cho sự thành công, dù rằng NXB cũng… nghèo lắm. À không, nói theo một cách khác, NXB Tri Thức giàu lắm, cái gì cũng có… trừ tiền. Những cuốn sách bị cấm tái bản không phải tất cả những gì quý báu nhất của NXB Tri Thức mà chỉ là… một phần nhỏ trong gia tài quý báu ấy. Thậm chí đó cũng không phải là giá trị cốt lõi mà NXB Tri Thức muốn truyền tải mà chỉ là một phần nhỏ trong các  hệ thống tư tưởng mà NXB Tri Thức muốn giới thiệu với bạn đọc. Thế nên, tại sao phải lo lắng cho số phận của NXB Tri Thức hay cho số phận của việc truyền bá tri thức?

Bởi vì sau tất cả, NXB Tri Thức vẫn sẽ tiếp tục in các cuốn sách có chất lượng cao về học thuật để làm cơ sở nền tảng cho Việt Nam. Mà nếu chẳng may NXB Tri Thức bị đóng cửa thì các trí thức vẫn còn đó, họ sẽ vẫn tiếp tục viết sách, dịch sách, truyền bá tri thức theo cách này hay cách khác, và biết đâu lại chẳng lan rộng tới mức chẳng ban bệ nào trong chính quyền có thể kiểm soát được. Như thế, thứ quan trọng mà NXB Tri Thức để lại cho sau này chính là tinh thần tri thức chứ không phải những cuốn sách.

Tôi cũng chẳng biết làm gì để thể hiện sự ủng hộ của mình với NXB Tri Thức lúc này, bởi vì tôi không quen hô hào hay kêu gọi cho NXB Tri Thức, cũng không thể đổ xô chạy đến để ôm sách của NXB Tri Thức về tích trữ bởi vì trước nay Book Hunter vẫn làm thế. Tôi chỉ có thể tự hứa với bản thân là sẽ tiếp tục duy trì tinh thần trí thức ấy cho dù NXB Tri Thức trong tương lai có còn hoạt động nữa hay không. Và tôi tin, vẫn có rất nhiều trí thức trước giờ vẫn luôn  nung nấu tinh thần ấy.

Hà Thủy Nguyên

– Giáo sư có thể chia sẻ bí quyết để có được hạnh phúc trong cuộc sống?
– Để cuộc sống thanh thản, tôi thường có 3 điều nhớ và 3 điều quên. Nhớ mình là người bình thường và mình có thể sai, không phải lúc nào mình cũng đúng. Mình luôn là mình, không sống bon chen với người khác.
Điều đầu tiên phải quên là quên tuổi tác. Tôi năm nay đã 70 tuổi nhưng cố quên là mình đã già. Thỉnh thoảng tôi vẫn đi lại nhanh nhẹn như thanh niên. Các cụ dạy rằng: “70 tuổi vẫn chưa già, 60 tuổi vẫn còn là trung niên”, tôi nghĩ mình vẫn đang ở độ tuổi trung niên. Điều thứ hai là quên bệnh tật, vì tôi quan niệm có quên bệnh tật mới sống vui vẻ được. Thứ ba là quên thù hận. Nếu có xích mích thù oán gì thì càng gỡ ra bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
Tôi nghĩ ai hay nghĩ xấu về người khác thì rất bất hạnh. Tôi là người nghiêm túc về giờ giấc, nhưng nếu ai đã hẹn với tôi mà đến trễ thì tôi nghĩ đơn giản rằng họ bận đột xuất nên lỡ hẹn với mình. Nghĩ vậy tôi thấy lòng mình thanh thản hơn.
Xin chúc các bạn có sự an lạc trong tinh thần để cảm thấy mình hạnh phúc!
(Trích GS Chu Hảo
trả lời phỏng vấn VnExpress, 8.1.2011)

Các lỗi sai trong dịch thuật triết học và Năng lực học thuật thực sự của nhóm NHẶT SẠN DỊCH THUẬT do ông Trần Đình Thắng chủ xướng

Trong những ngày vừa qua, Book Hunter và tôi trải qua một cuộc tấn công liên hồi của nhóm NHẶT SẠN DỊCH THUẬT do ông Trần Đình Thắng chủ xướng và facebooker Nguyễn Việt Anh, hai “dịch giả” mà chúng tôi chưa bao giờ “có cơ hội” làm việc cùng. Nhóm này, dưới danh nghĩa vì nỗ lực nâng cao chất lượng bản dịch, thường xuyên tấn công chúng tôi trong dòng sách triết học.  Xin được nói sơ qua những khó khăn trong việc

Thị trường sách Việt Nam (3): Sự vô nghĩa của phong trào nâng cao văn hóa Đọc

Đọc chùm bài “Thị trường sách Việt Nam” tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/thi-truong-sach-viet-nam/ Trong “ĐỀ ÁN Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng chính phủ được thảo ra từ năm 2010, những số liệu được đưa ra để chứng minh rằng văn hóa đọc đang xuống cấp như sau: “2.2. Thói quen đọc: Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay số người đọc nhiều, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, số người thỉnh

Thị trường sách Việt Nam (10): Đắt rẻ giá sách và quan niệm kinh tế bao cấp

Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 ập đến khiến các đơn vị xuất bản sách lao đao, nhưng ngay lập tức, thị trường sách Việt Nam đã chuyển mình thích nghi với dịch bệnh. Chính trong thời điểm cách ly, nhu cầu đọc sách tăng (cả về số lượng và đòi hỏi chất lượng), và nhờ thế các đơn vị làm sách cũng xuất bản nhiều cuốn sách thuộc dòng "khó đọc" hơn. Trong hai năm 2020 và 2021, kéo dài đến hết quý I -2022,

Tác phẩm là tài sản của chủ sở hữu tác quyền hay quà tặng gửi tới cộng đồng

Từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả vào năm 2004, các đơn vị xuất bản, các tác giả và công chúng nước ta bắt đầu biết đến khái niệm “tác quyền” và hệ thống pháp lý liên quan. Thế nhưng, trong khi chúng ta còn đang loay hoay tuyên truyền về bảo vệ tác quyền, thì nhiều câu hỏi lớn xoay quanh vấn đề tác phẩm có nên được coi như tài sản tư hữu đã được

Thị trường sách Việt Nam (5): Trớ trêu sách dịch

Những người yêu sách và có tri thức ở Việt Nam không ít lần phải bực bội khó chịu với những bản dịch được xuất bản có nhiều sai sót. Người ta thường đổ toàn bộ trách nhiệm cho dịch giả, thế nhưng để có một bản dịch tệ hại thì cần có sự tồn tại của một hệ thống biên tập thiếu chuyên môn và một hệ thống giảng dạy tiếng Anh thiếu trách nhiệm. Một bản dịch tệ thường có rất nhiều kiểu sai