Home Bình Luận THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (1): NGUỒN GỐC CỦA SÁCH GIẢM GIÁ

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (1): NGUỒN GỐC CỦA SÁCH GIẢM GIÁ

Đứng ở vị trí của một độc giả, sách giảm giá, dù là 10% hay 20% đều khiến chúng ta cảm thấy rất thích thú, mà đến mức 50-60% càng tốt, tốt nhất là bán đồng giá 5000, 10.000/cuốn. Đứng ở vị trí của tác giả, tôi thường cảm thấy rất đau lòng khi nhìn cuốn sách của mình gắn thêm chữ “giảm giá” vào đó. Không phải chỉ riêng tôi, mà ngay cả các nhà văn lớn lẫy lừng cái ao tù Việt Nam cho đến các đại văn hào thế giới, các triết gia kiệt xuất, các nhà khoa học thiên tài, các bậc chứng ngộ vĩ đại… đều được gắn thêm cái mác “giảm giá”, bán la liệt từ vỉa hè đến những hiệu sách đàng hoàng. Có một cảm giác đau lòng khi chợt liên tưởng rằng tri thức khi ném giữa thị trường cũng chẳng khác gì thứ hàng hóa trong siêu thị hay ở các chợ chiều ế ẩm…

Hồi nhỏ, khi bố dẫn tôi đi mua sách, người ta không giảm giá như vậy. Bắt đầu vào cấp 3, tôi tự đạp xe đi mua sách thì mới nghe nói là có sách giảm giá ở Đinh Lễ và Nguyễn Xí, toàn giảm 30-40%. Tôi tới đó mua, sách gì cũng có, nhưng chất lượng in khá thấp so với những chỗ khác. Lúc ấy, tôi biết đó là sách lậu do các bên phát hành này tự ý in. Từ đó, không mua sách ở khu vực này nữa. Tôi không thích tham rẻ mà hỗ trợ cho đám in sách lậu. Bởi vì tôi biết rằng để sáng tác một cuốn sách, tác giả hay dịch giả phải vất vả như thế nào, và mỗi cuốn sách mình mua là để góp chút sức mọn cảm ơn họ. Nếu tôi mua sách lậu, chính họ là người không nhận được gì cả.

Khi tôi ra cuốn sách đầu tiên “Điệu nhạc trần gian”, tôi đã tiếp cận gần hơn những người làm sách. Lúc này, tôi mới nhận ra rằng sách lậu ở Đinh Lễ và Nguyễn Xí sẽ dần dần hết thời. Thị trường sách sẽ tốt hơn ư? Không phải! Vì chính những bên phát hành sách đóng vai nhà xuất bản và chủ động in sách lậu. Nếu các bên in sách lậu làm giảm doanh thu của các nhà sách thì bây giờ nhà xuất bản và nhà sách sẽ tự in sách lậu. Tức là, họ nộp lưu chiểu một con số, nhưng bán ra thị trường lại với một con số khác. Họ nộp lưu chiểu 1000 bản chẳng hạn, họ sẽ in 5000 đến 1 vạn bản. Với mức nộp lưu chiểu 1000 bản, họ chỉ phải nộp thuế 1000 bản và trả mức tiền nhuận bút cho tác giả hay dịch giả với mức phần trăm tương ứng (Mức nhuận bút của tác giả hay dịch giả là 7-10% giá bìa tương ứng với số lượng sách). Bạn thấy đấy, người chịu thiệt nhất chính là tác giả và dịch giả. Với cách thức này, thật sự với tư cách là người mua sách, tôi cũng không biết làm thế nào để ủng hộ tác giả, dịch giả. Bởi vì, tôi không thể phân biệt được đâu là sách lậu và đâu là sách thật nữa. Sự ăn gian giờ đây nằm trên các con số. 1000 bản nộp lưu chiểu, họ phân phối đến các thư viện, các nhà sách thuộc hệ thống nhà nước ở các địa phương. Số còn lại, họ phân phối ra Đinh Lễ, Nguyễn Xí, và rất nhiều đường dây sách giảm giá khác. Do không phải đóng thuế và trả nhuận bút cho tác giả – dịch giả, họ giảm giá đến 30-40% thì họ vẫn có lãi (Đó là còn chưa kể in sách với số lượng lớn thì giá thành in cũng rất rẻ). Với số lượng in như thế, lượng tái bản sẽ rất ít. Mà nếu có hết sách thì sẽ có hình thức gọi là “nối bản”. Những sách in ra dưới hình thức “nối bản” này sẽ không được quy đổi phần trăm ra nhuận bút của tác giả hay dịch giả).

Sau năm 2010, thị trường sách bão hòa, lượng mua sách giảm đáng kể trong khi ấy giá giấy lại tăng. Những chiêu thức bán lậu ngang nhiên kia dần hạn chế. Trên thực tế, sách bán được 2000 bản đã có thể gọi là thành công. Thế nhưng, sách giảm giá vẫn còn, dù không được mức chiến khấu cao như xưa. Ở các hàng bán sách ở Đinh Lễ Và Nguyễn Xí, mức giảm trung bình là 20-25%. Đây có phải là một dấu hiệu khả quan? Không hẳn. Giá sách bị đẩy lên đắt gấp đôi, gấp ba so với trước đó, để rồi sau khi giảm giá mức lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Hơn thế nữa, “giảm giá” trở thành một chiêu bài “marketing” để thu hút các độc giả tham rẻ ở Việt Nam. Không những thế, những đợt giảm giá kịch sàn đến 50%-60% trong các ngày hội sách là cơ hội để các nhà sách, nhà xuất bản dọn kho sách tồn nhằm thu hồi vốn. Nếu các bạn để ý, tháng nào cũng có hội sách giảm giá, và mỗi lần như thế chúng ta lao đến nhanh tay mua sách giá rẻ mà không biết rằng đó là chiến lược của các đại gia ngành sách nhằm thâu tóm thị trường và chặn đường các đối thủ đang lên.

Nhiều người cho rằng sách giảm giá góp phần nâng cao dân trí ở Việt Nam. Điều này hoàn toàn sai. Sách giảm giá đang làm thoái hóa thị trường sách Việt Nam. Nó gây ra những hậu quả trong tâm lý người mua sách và cả chất lượng sách.

Người đi mua sách tự nhiên hình thành thói quen tham rẻ, họ không nhìn sách ở chất lượng mà ở giá thành. Lâu dần, họ đọc sách như những bà nội trợ kém hiểu biết sẵn sàng mua thực phẩm giá rẻ mà bất chấp hậu quả thứ thức ăn đó có thể gây ra.  Tương tự như thế, họ sẵn sàng chọn lựa các sách rẻ tiền thay vì sách có chất lượng tốt và cứ tọng vào đầu mình từng câu từng chữ (Dù vẫn có rất nhiều sách hay bị bán giảm giá, nhưng người đọc không phân biệt được hay dở thì cũng có tác dụng gì).

Khi sách được bán dưới diện giảm giá, số lượng bán ra càng lớn thì bên xuất bản và nhà sách càng có lợi nhuận cao. Dần dần, họ sẽ chọn các sách có chất lượng dễ dãi và đại chúng, mang tính chất giải trí cấp thấp để phục vụ số đông, hoặc hướng dẫn các kỹ năng thỏa mãn lòng tham của số đông. Thành ra, các đầu sách thì được in rất nhiều mà dân trí thì ngày một kém đi trong nhận thức và cách cư xử. Bởi vì, chính thị trường sách giảm giá với chất lượng nội dung dễ dãi đang nuôi dưỡng lòng tham và thói quen lười suy nghĩ của người đọc.

Hà Thủy Nguyên

KHI VĂN HÓA ĐỌC THIẾU NỀN TẢNG HỌC THUẬT VÀ PHÁP LUẬT

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa

Các lỗi sai trong dịch thuật triết học và Năng lực học thuật thực sự của nhóm NHẶT SẠN DỊCH THUẬT do ông Trần Đình Thắng chủ xướng

Trong những ngày vừa qua, Book Hunter và tôi trải qua một cuộc tấn công liên hồi của nhóm NHẶT SẠN DỊCH THUẬT do ông Trần Đình Thắng chủ xướng và facebooker Nguyễn Việt Anh, hai “dịch giả” mà chúng tôi chưa bao giờ “có cơ hội” làm việc cùng. Nhóm này, dưới danh nghĩa vì nỗ lực nâng cao chất lượng bản dịch, thường xuyên tấn công chúng tôi trong dòng sách triết học.  Xin được nói sơ qua những khó khăn trong việc

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (2): XUẤT BẢN MỘT CUỐN SÁCH, VỪA KHÓ VỪA DỄ

Đọc chùm bài "Thị trường sách Việt Nam" tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/thi-truong-sach-viet-nam/ Chưa bao giờ ở Việt Nam, xuất bản một cuốn sách lại dễ dàng đến thế. Chi phí rẻ, mọi sự cấp phép đều có thể mua, mọi sự quảng bá có thể dùng tiền để đánh đổi. Tóm lại, một tác giả có sách xuất bản không còn là niềm tự hào vì tri thức và tâm huyết của mình được công nhận nữa, mà tất cả chỉ đơn thuần là kinh doanh.

Tác phẩm là tài sản của chủ sở hữu tác quyền hay quà tặng gửi tới cộng đồng

Từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả vào năm 2004, các đơn vị xuất bản, các tác giả và công chúng nước ta bắt đầu biết đến khái niệm “tác quyền” và hệ thống pháp lý liên quan. Thế nhưng, trong khi chúng ta còn đang loay hoay tuyên truyền về bảo vệ tác quyền, thì nhiều câu hỏi lớn xoay quanh vấn đề tác phẩm có nên được coi như tài sản tư hữu đã được

Thị trường sách Việt Nam (9): Đàm phán xuất bản sách, cần thận trọng với tác quyền

Đã hơn 2 năm rồi tôi không bàn về thị trường sách, dù rằng 2 năm vừa qua thị trường sách thật sôi động và lắm “drama”. 2 năm, có lẽ tôi cũng nhặt nhạnh thêm được kha khá vấn đề của thị trường sách Việt Nam, và đã đến lúc “khai bút” trở lại, và xin được bắt đầu bằng vấn đề tác quyền. Tôi đặt ra vấn đề tác quyền và đàm phán xuất bản sách khi dư luận trên facebook đang xôn