Home Dịch thuật Dịch thơ Bồ tát man – Lý Bạch

Bồ tát man – Lý Bạch

Rừng xa tịch mịch lụa mây vờn
Núi trơ một dải rợn thê lương
Lầu cao bóng chiều buông
Trên lầu người buồn thương
Thềm ngọc hoài trông ngóng
Về tổ chim chiều liệng
Về nhà đường nơi đâu
Đình lại quán nối nhau.

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Bình lâm mạc mạc yên như chức,
Hàn san nhất đới thương tâm bích.
Minh sắc nhập cao lâu,
Hữu nhân lâu thượng sầu.
Ngọc giai không trữ lập,
Túc điểu quy phi cấp.
Hà xứ thị quy trình,
Trường đình cánh đoản đình.

*Đôi điều về Bồ Tát Man: Bồ Tát Man không phải là một thể tài thơ liên quan đến Phật giáo mà là một thể thơ được hình thành từ một khúc điệu có xuất xứ Ba Tư مسلمان. Điệu Bồ Tát Man được trình diễn phổ biến trong các giáo phường thời Đường, với cấu trúc gói gọn trong 44 chữ: hai câu đầu thất ngôn, các câu sau ngũ ngôn. Tôi sẽ dịch dần các bài Bồ Tát Man thời Đường bên cạnh bài này của Lý Bạch để các bạn đọc làm quen với điệu thơ này.

Thần huyền khúc – Lý Hạ

Chiều xuống non tây, thẫm non đông Gió thốc ngựa phi vó mây tung Đàn thanh sáo trắng âm huyên náo Quần hoa sột soạt lớp phong trần Lao xao rừng quế hoa rơi rụng Lệ huyết linh miêu lạnh xác hồ Cù long uốn đuôi tường vách cũ Thần mưa nhẹ cưỡi lội đầm thu Cú già trăm tuổi thành tinh mộc Lửa xanh lét ổ vẳng cười vang.   Bản Hán Việt: Tây sơn nhật mộ đông sơn hôn Đoàn phong xuy mã,

Thái liên khúc – Lý Bạch

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Kỳ 1: Mỹ nhân hái sen suối Nhược Da (*) Nói cười tiếng ngọc lẩn trong hoa Đáy nước long lanh tia nắng rọi Gió lùa tay áo phất hương xa Kỳ 2: Dăm ba gã trẻ nhà ai đó Ven bờ dạo bước liễu buông tơ (**) Ngựa tía dẫm hoa vang tiếng hí Đau thương trông cảnh luống ngẩn ngơ Bản Hán Việt Kỳ 1 Nhược Da khê bàng thái liên nữ, Tiếu cách hà hoa cộng

Lậu thất minh – Lưu Vũ Tích

Núi nào bởi cao, tiên ở thành danh Nước nào tại sâu, rồng ngụ mà linh Gian nhà quê mùa, đức vang tiếng lành Biếc thềm vệt rêu phủ, rèm thưa cỏ chìm xanh Bậc túc nho cười nói, phường tục tử bặt thanh Khẽ gảy cây đàn mộc, tụng Kim cang Chẳng đàn sáo để bận tai, không án thư mà nhọc mình Nam Dương có lều cỏ, Tây Thục có nguyên đình (*) Khổng Tử hỏi: “Có chi mà quê mùa?” Hà Thủy

Hữu Sở Tư – Lý Hạ

Năm cũ bên đường hát biệt ly Hôm nay đất Thục người vẫn đi Tháng hai bên rèm hoa đùa gió Trước thềm ngàn dặm trúc lâm li Tiếng đàn như lòng thiếp Đứt nối hết đêm này Nhớ chàng ngựa trắng mang cung gỗ Nơi đâu mà chẳng gió xuân bay? Lòng chàng há nặng như đá tảng Thân thiếp nào mãi vẻ hồng hoa. Trời biếc sông xa ngang đêm tàn Sóng bạc đầu cuộn chẳng cầu sang. Gió Tây chưa thổi sầu

Khúc Giang – Đỗ Phủ

Kỳ 1 Một mảnh hoa bay xuân đã phai Gió bay vạn nẻo khách sầu ai Tàn hoa cứ ngắm cho lòng thỏa Say rượu chớ từ kẻo đau hoài Trên sông nhà nhỏ chim làm tổ Bên vườn mả cũ ngựa nằm dài Ngẫm đời phải lẽ nên hành lạc Cớ gì danh lợi vướng thân đây.   Kỳ 2 Mang áo xong chầu vội về ngay Đầu sông ngày ngày thỏa trân say Tiền rượu nợ nần ai mà chẳng Cõi đời thất