Home Dịch thuật Dịch thơ Tương tiến tửu – Lý Bạch

Tương tiến tửu – Lý Bạch

“Thương tiến tửu” là bài thơ nổi tiếng nhất của Lý Bạch, đại diện cho tinh thần say và tư tưởng nhân sinh của ông. Bài thơ này đã đi theo những năm tháng thanh xuân nông nổi nhất của đời tôi, và cứ thỉnh thoảng những câu thơ vẫn vọng trong tâm trí ngăn tôi khỏi những cuồng vọng.

Năm 2018, tôi đã dịch bài thơ này, và hôm nay, một ngày xuân 2024, tôi ngồi chuốt lại câu từ và gieo vần, để ngâm ngợi và cũng để nhắc mình.

Người chẳng thấy:
Hoàng Hà trời cao tuôn dài mãi
Mải mê tới biển nào quay lại.
Không thấy ư:
Phụ mẫu soi gương sầu bạc tóc,
Sáng mới biếc xanh, chiều thành tuyết.
Nhân sinh thỏa lòng cứ vui thôi
Chớ để chén vàng khô ánh nguyệt!
Trời sinh có tài tất hữu dụng,
Ngàn vàng tiêu cạn lại quay về.
Mổ dê xẻ ngựa cứ vui đi,
Ba trăm li này có hề gì.
Này thầy Sầm,
Này Đan Khâu,
Uống thôi nào
Chớ ngưng ly!
Vì người ca một khúc,
Người cũng vì ta hãy lắng nghe:
“Chuông trống cỗ bàn có là gì,
Chỉ nguyện say hoài không màng tỉnh!
Xưa nay thánh hiền đều hiu quạnh
Chỉ phường uống rượu mới lưu danh.
Trần vương mở yến hội Bình Lạc (*)
Vạn vò rượu quý tha hồ vui.”
Cớ gì ông chủ than tiền ít,
Cứ đãi rượu ngon mời bạn say.
Ngựa ngũ sắc
Áo ngàn vàng
Tiểu đồng mang đổi ra mỹ tửu
Ta lại cùng say vạn cổ sầu.

(*) Tức Tào Thực. Trong bài Danh đô thiên 名都篇 của Tào Thực có câu: “Quy lai yến Bình Lạc, Mỹ tửu đẩu thập thiên”, tức trở về quán Bình Lạc mở tiệc rượu vạn vò.

Bản Hán Việt

Quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến:
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử,
Đan Khâu sinh.
Thương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính:
“Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường tuý bất nguyện tỉnh!
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước”.
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.

Hiệp khách hành – Lý Bạch

Khách Triệu dải mũ lay Gươm Ngô sương tuyết rọi (*) Bạch mã yên ánh bạc, Lấp loáng tựa sao bay. Mười bước thêm kẻ chết, Vạn dặm làm chi đây. (**) Việc xong bèn phất áo Ẩn kín thân danh này. Nhàn đến Tín Lăng chơi, Buông kiếm nhập cuộc say. Chu Hơi này chả nướng Hầu Doanh chén rượu đây. Ba chén cạn xá chi Ngũ Nhạc nhẹ như mây. Tai bập bùng hoa mắt, Ý khí sắc tỏa dày. Chùy vàng vung

Thần huyền khúc – Lý Hạ

Chiều xuống non tây, thẫm non đông Gió thốc ngựa phi vó mây tung Đàn thanh sáo trắng âm huyên náo Quần hoa sột soạt lớp phong trần Lao xao rừng quế hoa rơi rụng Lệ huyết linh miêu lạnh xác hồ Cù long uốn đuôi tường vách cũ Thần mưa nhẹ cưỡi lội đầm thu Cú già trăm tuổi thành tinh mộc Lửa xanh lét ổ vẳng cười vang.   Bản Hán Việt: Tây sơn nhật mộ đông sơn hôn Đoàn phong xuy mã,

Thái liên khúc – Lý Bạch

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Kỳ 1: Mỹ nhân hái sen suối Nhược Da (*) Nói cười tiếng ngọc lẩn trong hoa Đáy nước long lanh tia nắng rọi Gió lùa tay áo phất hương xa Kỳ 2: Dăm ba gã trẻ nhà ai đó Ven bờ dạo bước liễu buông tơ (**) Ngựa tía dẫm hoa vang tiếng hí Đau thương trông cảnh luống ngẩn ngơ Bản Hán Việt Kỳ 1 Nhược Da khê bàng thái liên nữ, Tiếu cách hà hoa cộng

Xuân nhật túy khởi ngôn chí – Lý Bạch

Xuân, người ta phải vui, vì mùa xuân kỳ thực rất buồn, bởi xuân là khoảng thời gian con người liên tục đối diện với hư vô và suy vong. Thu là đối diện với úa tàn, đông là sự đìu hinh cô quạnh, nhưng xuân là lúc những cái cũ đã thực sự kết thúc và cái mới đến trong một cảm thức mơ hồ về lụi tàn sắp sửa. Mở lại những trang thơ Lý Bạch mà tôi đã dịch cách đây mấy

Đăng Cao – Đỗ Phủ

"Đăng Cao" là một tuyệt tác của Đỗ Phủ, bài thơ chạm đến sâu thẳm trong tinh thần độc giả đến nỗi có rất nhiều bản dịch hay. Nhưng rồi thì tôi vẫn dịch một bài "Đăng Cao" cho chính mình, bởi đó là cảm ngộ của mình. Gió thốc trời cao vượn hú sầu Bến trong cát trắng chim liệng mau Hiu hắt lá rụng hoài không ngớt Cuồn cuộn sông trôi mãi về đâu Thu rầu vạn dặm nơi đất khách Thân tàn