Home Dịch thuật Dịch thơ Lạc hoa – Lý Thương Ẩn

Lạc hoa – Lý Thương Ẩn

Lầu cao khách xa rồi
Góc vườn hoa tả tơi
Lưa thưa đường uốn khúc
Tiễn bóng chiều xa xôi
Thương tâm nào nỡ quét
Trông cảnh lại ngóng người
Nỗi lòng ngày xuân cạn
Đẫm lệ áo này thôi

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Cao các khách cánh khứ,
Tiểu viên hoa loạn phi.
Sâm si liên khúc mạch,
Điều đệ tống tà huy.
Trường đoạn vị nhẫn tảo,
Nhãn xuyên nhưng dục quy.
Phương tâm hướng xuân tận,
Sở đắc thị triêm y.

Bồ tát man – Lý Bạch

Rừng xa tịch mịch lụa mây vờn Núi trơ một dải rợn thê lương Lầu cao bóng chiều buông Trên lầu người buồn thương Thềm ngọc hoài trông ngóng Về tổ chim chiều liệng Về nhà đường nơi đâu Đình lại quán nối nhau. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Bình lâm mạc mạc yên như chức, Hàn san nhất đới thương tâm bích. Minh sắc nhập cao lâu, Hữu nhân lâu thượng sầu. Ngọc giai không trữ lập, Túc điểu quy phi cấp.

Thanh Minh – Đỗ Mục

Thanh minh mưa phủ bụi giăng giăng Dặm vắng người đi muốn xót lòng Tửu quán chốn nao xin gặng hỏi? Hạnh Hoa làng ấy trẻ trỏ đường. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

Bắc phong hành – Lý Bạch

Hôm qua mình dịch Yên ca hành bài Thu phong của Tào Phi, rồi chợt nhớ ra bài Bắc phong hành của Lý Bạch, cũng là thể tài chinh phụ. Bài này có mấy bản dịch, nhưng các bản dịch đều biến bài hành này thành nhịp điệu thơ thất ngôn, làm sai đi tính hiện thực khắc nghiệt của bài thơ. Vẻ đẹp của bài thơ không phải ở câu thơ chau chuốt bóng bẩy theo lối Đường thi phổ biến, mà là nỗi

Khúc Giang – Đỗ Phủ

Kỳ 1 Một mảnh hoa bay xuân đã phai Gió bay vạn nẻo khách sầu ai Tàn hoa cứ ngắm cho lòng thỏa Say rượu chớ từ kẻo đau hoài Trên sông nhà nhỏ chim làm tổ Bên vườn mả cũ ngựa nằm dài Ngẫm đời phải lẽ nên hành lạc Cớ gì danh lợi vướng thân đây.   Kỳ 2 Mang áo xong chầu vội về ngay Đầu sông ngày ngày thỏa trân say Tiền rượu nợ nần ai mà chẳng Cõi đời thất

Đăng Cao – Đỗ Phủ

"Đăng Cao" là một tuyệt tác của Đỗ Phủ, bài thơ chạm đến sâu thẳm trong tinh thần độc giả đến nỗi có rất nhiều bản dịch hay. Nhưng rồi thì tôi vẫn dịch một bài "Đăng Cao" cho chính mình, bởi đó là cảm ngộ của mình. Gió thốc trời cao vượn hú sầu Bến trong cát trắng chim liệng mau Hiu hắt lá rụng hoài không ngớt Cuồn cuộn sông trôi mãi về đâu Thu rầu vạn dặm nơi đất khách Thân tàn