Home Sáng tác mới Nhảm #1: Hiện thực

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác.

Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ – những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành thiên kiến của người đọc, và qua đó, người đọc hành động tạo tác nên một hiện thực được chiếu lại từ các tác phẩm hiện thực. Tức là hai tấm gương soi nhau, một tấm gương vỡ và một tấm gương thì rộng vô biên. Đó là cách họ thay đổi thế giới.

Thứ đáng sợ hơn cần phải đối mặt không phải là hiện thực, mà là sự mắc kẹt trong một hiện thực không thật do tâm trí nhào nặn nên.

Thứ cũng đáng sợ nhưng lại đầy hấp dẫn, đó là đối mặt với những gì ta vốn coi là không thực nhưng rồi một ngày nhận ra rằng chúng là một hiện thực khác với thứ mà ta vẫn coi là hiện thực. Nói thế nào nhỉ, nhìn thế giới với con mắt khác ư? Đó là vấn đề của siêu thực và tượng trưng. Nhưng không phải, điều tôi muốn nói ở đây là nhiều hiện thực, nhiều thế giới và nhiều con mắt.

Ta phải sống sao với tình trạng đa chiều vạn biến này? Đơn giản là không sống hay chết! Đơn giản là trải nghiệm và đi qua rồi loại bỏ. Đơn giản là không bám víu vào gì cả. Đơn giản là vô định. Nếu không thể vô định, ta sẽ nổ bung bét các nhân cách tới mức thành một kẻ bấn loạn tâm thần.

Đây là con đường tự do nhưng không có quyền hạn hay trách nhiệm.

Định nghĩa mới: Hiện thực là những gì ta nhìn thấy và không nhìn thấy!

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #8: Dân tộc

Tinh thần dân tộc không phải đại diện cho lòng yêu nước, mà là biểu hiện của thứ mặc cảm thua kém. Giống như một tên trọc phú yếu sinh lý, chẳng có gì để tự hào ngoài tài sản của mình và ngồi khư khư ôm mớ tài sản ấy vì sợ mất. Cái gì đại diện cho lòng yêu nước? Còn phải xem định nghĩa thế nào là "nước" đã! Ý niệm đất nước ở mỗi người, mỗi thời đại lại khác nhau

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ. Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn. Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng. Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh. Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc. Có nụ cười thiếu vắng niềm vui

Nhảm #11: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm #14: Yếu đuối

Đôi khi cần phải yếu đuối, bệnh hoạn, ốm đau, để tự tách mình ra khỏi những thói quen điên rồ của thời đại. Những kẻ muốn sở hữu ta luôn cho ta cảm giác ngập tràn hạnh phúc và năng lượng để ta quên mất rằng ta đang bị cầm tù: cái lồng hoàn hảo. Bất hạnh theo các cách khác nhau và với tỉ lệ khác nhau có thể phần nào giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thời đại. Chịu đựng