Home Sáng tác mới Nhảm #18: Phá lồng

Nhảm #18: Phá lồng

Tự do là thứ chưa ai từng có nhưng ai cũng thích đòi, thật kỳ lạ…lại còn đi tìm nữa chứ…
Ý thức rằng mình đang không tự do quan trọng hơn tìm thấy tự do. Bất hạnh cho những ai thấy rằng mình đang tự do. Họ tự đang nhốt mình đấy.
Người khác nhốt mình: ngục tù. Mình tự nhốt mình: tự do.
Không ai tước bỏ tự do của ai cả, bởi vì không ai tự do. Những kẻ muốn giam hãm kẻ khác chẳng qua là bởi chúng quá sợ hãi, quá cô đơn, tới mức muốn nhốt hết đám đông vào một cái lồng chật hẹp. Càng chật càng yên tâm.
Nhưng mà kẻ đã quen ở lồng rộng rồi, đâu quen ở lồng hẹp, thế là hùa nhau phá cái lồng chật đi, rồi lôi hết những kẻ đã quen trong lồng hẹp bước chân vào cái lồng rộng hơn.
Hóa ra rộng hơn chả đáng kể, cuối cùng vẫn hẹp thôi… Lại đập… Lại rộng… Lại chật… Đám đông thì cứ mỗi ngày một to hơn.
Dần dần, họ chẳng biết làm gì khác ngoài phá lồng. Nghề chính của nhân loại đó.
Không phá lồng thì làm gì nhỉ? Chấp nhận rằng mình đang sống trong lồng không phải là một cách tốt.
Hay là thử tưởng tượng những cái lồng không có thật? Đó là thứ ảo tưởng nguy hiểm nhất về tự do.
À, có thể nghĩ mình không có thật…
Mà thôi, đến đây thì nhảm quá rồi. Càng nói, tôi càng thấy tôi đang chui sâu vào một xó lồng và dựa vào chấn song rung đùi nhìn đám đông đập, đập, và đập. Càng đập, họ càng thấy họ vẫn ở trong một cái lồng y như tôi, chưa ai thoát đi đâu cả…

Hà Thủy Nguyên

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,

Nhảm #14: Yếu đuối

Đôi khi cần phải yếu đuối, bệnh hoạn, ốm đau, để tự tách mình ra khỏi những thói quen điên rồ của thời đại. Những kẻ muốn sở hữu ta luôn cho ta cảm giác ngập tràn hạnh phúc và năng lượng để ta quên mất rằng ta đang bị cầm tù: cái lồng hoàn hảo. Bất hạnh theo các cách khác nhau và với tỉ lệ khác nhau có thể phần nào giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thời đại. Chịu đựng

Nhảm #13: Bắt chước

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm #10: Thú vị

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong