Home Sáng tác mới Nhớ#3: Trống rỗng

Nhớ#3: Trống rỗng

Trống rỗng…là khi đã quá mệt mỏi và chán nản nhưng vẫn phải tiếp tục bước đi. Đây là một định nghĩa hoàn toàn vô nghĩa. Từ “trống rỗng” chẳng có nội hàm hoặc nội hàm của nó quá trống rỗng để gọi tên.

Thực ra thì khi tôi đã trải qua cả trăm ngàn lần trống rỗng. Đơn giản bởi vì tâm tư của tôi không đặt vào cuộc sống này dù hiện thực tôi đang sống vẫn diễn ra.

Tôi chứng kiến khoảnh khắc tôi chào đời với tràng khóc trống rỗng. Tôi chứng kiến tôi cười nắc nẻ trước mọi sự với trạng thái trống rỗng toàn bộ.

Tôi chứng kiến tôi nhìn sâu vào trống rỗng để thấy mình thuần túy là trống rỗng để rồi viết ra những câu chữ trống rỗng cho ai đó cũng đang trống rỗng như tôi đọc. Đọc rồi quên, viết rồi quên, thế thôi! Trống rỗng mà!

Người đời sợ sự trống rỗng, vì nó lôi người ta khỏi cơn mê đắm cuộc sống, ngăn chặn động lực dẫn đến hạnh phúc và thành công. Nhưng nhận thức về trống rỗng có lẽ là cần thiết, bởi một khi ta thấy trống rỗng tức là việc đó nên được dừng lại, tức là ta đã đi quá xa khỏi bản thân, là giữa mình và mình chẳng còn gì ngoài khoảng trống mênh mang chẳng thể xích gần nhau.

Tôi chọn cách mênh mang trong khoảng trống ấy, mặc cho tâm tư của mình trôi dạt về phía mình. Chứng kiến sự trôi dạt ấy là khoảnh khắc trống rỗng gần như không tồn tại. Lúc này, tôi bị chập cheng, như đứa trẻ hi ha giỡn đùa thế giới, và thấy cuộc sống bất chợt như những vũ điệu liên miên bất tận. Cuộc đời đẹp lên trong mắt tôi theo cách đó.

Tiếc cho ai chưa từng trống rỗng, buồn cho ai chưa từng trôi dạt…

Và bóng chiều đang lướt qua ngoài cửa sổ. Thời gian đi trong một tiếng thở dài.

Hà Thủy Nguyên

*Tranh của Dali

Nhớ #1: Thông cảm

Thông cảm với kẻ nào đó bạc nhược, kém cỏi và thiếu nhân tính là sự lãng phí lớn. Lý lẽ về sự thông cảm thường được viện dẫn để thoả hiệp với sự tồi tệ, chứ không phải để khiến mọi sự trở nên tốt đẹp. Những gì tôi nhớ về sự tha thứ của mình dành cho những người thô lỗ, nhỏ mọn, tham lam, ích kỷ… đó là họ sẽ tiếp tục thô lỗ, nhỏ mọn, tham lam, ích kỷ… Họ không

Nhớ #5: Ngược chiều

Đi ngược chiều gió là một trải nghiệm cực khoái. Khoái cảm của cơn gió táp vào khuôn mặt, vào ngực, thổi tung những gì lả lướt như tóc và tà váy! Khoái cảm của một kẻ cưỡng lại tự nhiên. Những kẻ xuôi chiều không có được sự hưng phấn ấy. Tôi luôn thích thú khi cái lạnh luồn vào da thịt và cũng sợ hãi run rẩy khi cơn gió thấm vào bên trong. Đây là một thú vui hoàn toàn phản khoa

Nhớ#8: Ốm

Sau một trận ốm dài, tôi thấm thía sâu sắc cảm giác rằng có những chuyện nằm ngoài khả năng tác động của mình cho dù năng lực của bản thân có thừa để thực hiện. Đó là bực bội, là bất lực, là chán nản, là tuyệt vọng. Như thể đóa hoa đến kỳ đẹp nhất để khoe sắc lại gặp phải một cơn bão táp mưa sa. Khi bừng mắt tỉnh dậy, thế cục đã chả thể cứu vãn được. Tôi mất đi

Nhớ #7: Mặt trời

Tôi không còn nhớ lần cuối cùng tôi ngắm mặt trời là lần nào. Những tia sáng mặt trời đang thay đổi, và có lẽ tôi cũng thế, nên chúng tôi đã chẳng thể hợp nhau. Tôi còn nhớ những ngày nhỏ, tôi yêu ngày mưa, và tôi cũng yêu ngày nắng. Tôi có thể chạy đầu trần giữa trưa, không ốm và da vẫn trắng. Mặt trời và tôi thân nhau là thế. Mặt trời cùng tôi nhảy múa trên những cánh đồng cỏ

Luận về “Hiểu” và “Biết”

“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”? Ý nghĩ đầu tiên khi