Home Sáng tác mới Nhớ#9: Trăng

Nhớ#9: Trăng

Trong Tarot, quân The Moon đại diện cho những hiểm nguy khi ta bước vào những gì còn đang bị bóng tối che khuất. Bóng tối ấy có thể là một cuộc phiêu lưu, cũng có thể là chính bản thân mình. Mặt trăng soi không đủ tỏ để nhìn rõ những hiểm họa xung quanh.

Trong đêm tối, mặt trăng như thể một hi vọng đầy ảo giác. Ánh sáng của nó không thực của nó. Chỉ là sự phản chiếu của mặt trời. Một phản chiếu tuyệt mỹ từ một mặt trời đã không còn năng lực kiểm soát chính mình.

Tôi đã viết rất nhiều dưới ánh trăng khi tôi mười chín, hai mươi. Trăng hắt vào song cửa sổ phòng ngủ của tôi, đánh thức rạo rực từng mạch máu, từng sợi thần kinh. Đánh thức những hình ảnh bệnh hoạn và biến thái được ẩn giấu sau vẻ ngoài có vẻ nghiêm cẩn của tôi lúc bấy giờ. Ánh trăng tinh ranh và ma quái, nó không bao giờ để tôi yên vị với chiếc mặt nạ thường nhật của mình.

Năng lực này của mặt trăng là do chính mặt trăng, hay do sự phản chiếu kỳ ảo của mặt trời?

Có một đêm trăng sáng khác, năm 2014, tôi đã uống rượu và say dưới ánh trăng. Lần duy nhất tôi thực sự say, bởi vì đó là lần tôi không còn thấy bản thân mình nữa. Ký ức đêm ấy chỉ loáng thoáng: cuồng loạn, bạo lực và mê đắm trong tình dục. Tôi biết tôi không say rượu, vì đêm đó tôi chỉ uống rất ít, và trong những chuỗi ngày rượu triền miên của mình, tôi chưa biết say là gì. Nhưng sau đêm ấy, tôi không còn thấy trăng đẹp nữa, và cũng thôi say sưa rượu.

Cơn điên một khi bị đẩy lên cực điểm thì sẽ tắt lịm. Từ ấy lòng tôi phẳng lặng dần. Chẳng còn bị mặt trăng kích động.

Những dòng viết về trăng của tôi sau này đều chỉ là những vầng trăng ký ức. Là vầng trăng của tôi từ thuở thiếu nữ. Không phải vầng trăng mà giờ tôi chứng kiến. Với trăng, thực sự giờ đây tôi đã nguội lạnh.

Khi đi vào bóng tối với những nguy hiểm rình rập, không cần ánh trăng dẫn lối. Ánh trăng có thể chỉ đường cho ta bằng ảo giác, không phải hiện thực. Có thể đi vào bóng tối bằng một cách đơn giản hơn: chấp nhận bóng tối và thây mặc những nguy hiểm đang chờ đợi.

Hà Thủy Nguyên

Cảm xúc

“Cảm xúc có thật chăng?” “Cảm xúc này có thực là của ta hay của ai đó đưa tới cho ta?” Một chút lá rụng có thể khiến ta buồn. Một cánh én chao liệng giữa bầu trời xanh ngắn có thể khiến ta hưng phấn. Một ánh mắt có thể khiến ta rạo rực. Một lời nói có thể khiến ta đổ vỡ… v… v… Cảm xúc đến từ những cái cớ nho nhỏ, lúc rất gần, lúc lại xa xôi. Càng chậm lại

Luận về “Hiểu” và “Biết”

“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”? Ý nghĩ đầu tiên khi

Nhớ #4: Đêm

Đêm, khi tất cả những người thân thiết đã ngủ say, chỉ còn tôi, đó là cô đơn. Không trăng, không mưa, không cảm hứng, không áp lực công việc, không buồn ngủ, không niềm vui, chẳng nỗi buồn, chẳng giận dữ, chẳng ám ảnh. Chỉ đơn giản là thao thức và trống trải. Đó là cô đơn. Một nỗi cô đơn không đau đớn, không mệt mỏi, không chán nản. Không có tiếng động gì ngoài tiếng quạt và tiếng thở của tôi. Cơn

Nhớ#2: Biển

Là nơi lửa mặt trời và nước giao hoà… Là nơi tinh tú sa trước mặt… Là đất hung bạo được che giấu bởi bình yên… Là nơi mọi thế lực siêu nhiên tùy nghi phô diễn. Biển không trôi, biển đứng yên và bành trướng, chỉ đời sống trôi về phía nó, trôi về chìm lấp. Biển không nhấn chìm, mọi sinh mạng chỉ đơn giản là cứ đua nhau trở thành một phần của đáy đại dương. Địa ngục có thể sâu trong

Nhớ#6: Thay đổi thế giới

Thay đổi thế giới, hay nói trắng ra là thanh tẩy thế giới, là đam mê quỷ ám của những con người lý tưởng. Đó thực sự là một cái bẫy. Người ta bước vào bẫy với sự hồ hởi, với niềm tin rằng mình sẽ mang lại tương lai tươi đẹp hơn cho thế giới. Công kích thế giới cũ là một chiến lược! Họ quên mất rằng, trong tương lai, họ cũng sẽ là những điều tệ hại như con người ở thế