Home Đọc Sách Đọc Nhanh Những vần thơ “Tịnh khẩu” của Nguyễn Đức Sơn

Những vần thơ “Tịnh khẩu” của Nguyễn Đức Sơn

Sau khi quay cuồng trong ngồn ngộn bản thảo với những dòng văn tự đầy lý trí của triết học và chính trị, tôi cần một cái gì đó điên rồ phi lý trí… như Thơ. Nhiều khi nghĩ đi lại về việc tại sao người đương đại bây giờ không thích đọc thơ để giải tỏa, tôi thường chọn cách giải thích chung chung để đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, kinh tế và Internet. Cũng không thể đổ lỗi cho các nhà thơ bây giờ quá xa rời cuộc sống, họ vẫn vậy thôi, chỉ là cuộc sống rời xa họ. Từ trải nghiệm cá nhân những lần tìm kiếm đến thơ của tôi, tôi nhận ra rằng, có vẻ như Thơ là liệu pháp hiệu quả sau một thời gian chìm đắm với các công việc đòi hỏi Lý trí cao.

Trong trạng thái Lý trí, với các nguyên tắc và quy củ, buộc não trạng của chúng ta phải tự đóng khung mình. Và Thơ với sự phi lý trí điên rồ của ngôn từ, những dòng cảm hứng bất tận miên man, trạng thái vô trật tự bất định, ở khía cạnh bất toàn của tâm trí… đã thực sự giúp tôi đào tẩu khỏi cái khung ấy. Nhưng xã hội ngày nay, người ta vốn đã sống quá phi lý trí. Thế nên, thứ giải tỏa của họ đơn giản là được giải phóng trạng thái phi lý trí ấy thông qua hành động. Những cái khung méo mó, giả dối và lỏng lẻo của một xã hội mất trật tự bị thúc đẩy bởi Tham – Sân – Si khiến Thơ bỗng nhiên trở thành một thứ gì đó hoàn toàn bí ẩn, nghiêm cẩn, mà thực ra thì Thơ không phải như thế.

Thơ là hành trình phá chấp của mỗi người viết, giống như Nguyễn Gia Thiều viết thơ để thoát khỏi địa vị và trách nhiệm của một quan đô úy. Hay Vũ Hoàng Chương say thơ để tách bản thân khỏi nghiệp vụ luật sư thuần túy duy lý. Bậc tu luyện như Sufi mỗi khi chứng đắc và thăng hoa thì cất lên các khúc thơ, các thiền giả cũng đột ngột cất lên các bài kệ… Và vì thế, Thơ là sự nới rộng trạng thái tâm trí.

Tôi lại gặp được yếu tố này trong thơ của Nguyễn Đức Sơn qua tập thơ “Tịnh Khẩu” của ông:

“Khi ngộ nhận chồng chất tràn lan

Là lúc trăng tan

Vào miền hiu quạnh tuyệt vời nhất”

Trước đây, khi đọc thơ của các kỳ nhân của Việt Nam Cộng Hòa, tôi chỉ có thể gật gù: “Rằng hay thì thật là hay”, nhưng mà đọc ra thì chẳng sướng. Bùi Giáng tưởng mình là trí tuệ điên, thực ra là trí tuệ quá hóa điên để giải độc trí tuệ. Tô Thùy Yên dù lực thơ mạnh mẽ nhưng không khác biệt với Đinh Hùng, Bích Khê, Hàn Mạc Tử. Thanh Tâm Tuyền thì lạ, mà cõi giới thơ lại một màu. Phạm Công Thiện tuy ngáo nhưng chẳng qua cũng chỉ là cái ngáo của một cậu học sinh triết học lạc lối giữa hố thẳm tư tưởng… Kể ra còn không vui bằng đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên với phong thái của “người linh mục giảng lời tình nhân gian” sẵn sàng “thiêu đổ lầu chuông”.

Nhưng với Nguyễn Đức Sơn thì khác. Thơ ông vừa có hơi hướng của các bài haiku, vừa mạnh mẽ chẳng thua các bài Rubayyat của Omar Khayyam, mà vẫn có cái màu sắc điên phá chấp của một người tu trên con đường trí tuệ điên. Ngôn từ không cầu kỳ, nội dung trực chỉ nhân tâm. Dâm và Tục trong thơ ông chẳng phân định và cũng chẳng cần đố tục giảng thanh hay giảng thanh đố tục, mà chỉ đơn giản là thấu rõ lẽ âm dương nơi hiện hữu và chấp nhận tính nhị nguyên ấy.

“Chiến tranh kéo dài hay không kéo dài

Em cũng rách làm hai

Từ vạn kiếp”

Điều thú vị nữa đó là Nguyễn Đức Sơn nhận thức rằng hiện hữu của con người nơi Trái Đất, dù tử dù sinh thì cũng đều là Ma cả. Tất cả chúng ta đều chỉ là bóng mờ thoắt ẩn thoắt hiện giữa thế gian.

“Thì ra

Ta vốn là ma”

Thực sự, tôi nghĩ rằng thơ Nguyễn Đức Sơn không dành cho các nhà thơ hay các nhà phê bình nghệ thuật, mà dành cho những người đang tu giữa thế gian. Xin mượn bài thơ này của ông để kết lại đoạn cảm hứng ngắn ngủi này:

“THẬT VẬY

Không bám sát đời sống

Đừng mong bám sát được thiên cổ

Cực thấy mồ”

Hồ sơ của FBI về “Tồn tại và Hư vô”

Tôi đã được xem qua nhiều hồ sơ của FBI về các triết gia Pháp khi  gặp một ứng cử viên của Hội đồng nhân dân là Grassy Knoll ở Dallas. Cùng với những mối quan tâm hàng đầu của CIA như Mafia, KGB, Castro, Hoover và LBJ, giờ đây, chúng ta có thể thêm cái tên Jean Paul Sartre. Trong các báo cáo của FBI và Chính quyền Liên bang trong những năm 1960 đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến

Đoái hoài

Hồn thơ khép… tình động mờ… vệt nắng hờ… nhạt nhạtNém chút trầm lòng không ai chạmCuộn mây giăng gỡ mãi vẫn rối bùiTơ tóc điểm màu phai tình nhạt sắcLy vỡ rồiĐem đổ giữa thời gian Viết cứ viết bài thơ không tiếng vọngChút tơ lòng cũng đứt nốt cho xongTa lại về chố cũ mênh môngNép thân tàn giường lạnh Mở lòng ngóTâm tình cạnChút hương thừaCũng vừa tanThơ lại nhuốm trần gian Tay vuốt nắng cứa đauƯá giọt giọt rầuThiền tâm chẳng

Hoàn hảo

Vào đầu thế kỷ 21, nhà khoa học Karl Pibram đã đưa ra kết luận rằng: “trí nhớ không được lưu trữ tại một nơi nào cả trong não bộ mà bằng một cách nào đó lan truyền và phân bố trong toàn não bộ”. (1) Từ đó nhân loại đã đổi thay: Thế giới trở nên trật tự hơn và yên bình hơn… …   Tôi sinh ra vào cuối thế kỷ 21, thế kỷ của hòa bình và đại đồng, thế kỷ mà mọi

Ta sẽ chết trong một ngày mưa

Ta sầu như một mùa mưa gió Trăng tàn rơi rụng đáy trần gian Khắp thân trắng rợn màu ký ức Ô, ta lạc nơi nao Miền xa quá khứ nào   Mưa rơi rơi một màu thanh nhã Ta đếm sầu dưới mái hiên xa Mặc gối ai quỳ mỏi Lời thánh nhân quốc quốc gia gia Người cùng ta chẳng đoái hoài Hứng giọt trời Ướp hương lơi Có những chiều không thế tục   Kìa tàng thư đã hoen ố tay tục

“Tiếng tru” của Allen Ginsberg: Bản tuyên ngôn của Beat Generation

Đây là bản dịch bài thơ “Howl” của Allen Ginsberg – đại diện của “Beat Generation” tại Mỹ vào thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Trong bài thơ, ông thể hiện tiếng kêu gào của một thế hệ trẻ khao khát tự do trước một thế giới suy tàn của đám đông. Phong trào “Beat Generation” đã tạo ra đột phá ở nước Mỹ vào những năm 50,60 của thế kỷ 20, bởi nó diễn ra ngay trong lòng các trường đại học lớn