Home Bình Luận “Sound of noise” – Sự cách tân của nghệ sĩ

“Sound of noise” – Sự cách tân của nghệ sĩ

Sự khác biệt

Khi lần đầu tiên tôi viết văn, tôi viết những thứ mình thích, chuyển vào trong đấy mọi ngưỡng vọng và ước mơ, mọi hình dung của tôi về những con người lý tưởng, nhưng khi nó được xuất bản nhiều người nói rằng nó chẳng có gì là mới mẻ cả, chẳng có gì là hiện đại cả… Rất buồn, tôi đi tìm sự cách tân… Nhưng mọi sự cách tân của tôi đều na ná giống ai đó. Và tự lúc nào tôi đã rời xa chính mình, tôi thấy mệt mỏi và nhảm nhí. Cố gắng tạo sự khác biệt, vậy mà mình lại khác biệt theo cách của người khác.

Nhưng rồi, nhận ra tôi không cần đến sự khác biệt nhảm nhí ở bên ngoài ấy. Nếu sự khác biệt được tạo dựng để cố gắng khẳng định một điều gì đó, đích thực là sự khác biệt phù phiếm. Sự khác biệt thật sự chỉ đến từ bên trong. Khi tôi nhìn những đứa trẻ con ở công viên, chẳng đứa nào chơi giống đứa nào, và sự khác biệt của chúng rất dễ nhận biết dù không cố gắng. Đơn giản chỉ bởi chúng chỉ làm việc chúng thích, không quan tâm xung quanh đang nói gì. Sao phải cố gắng cho một sự khác biệt khi chúng ta chỉ cần liên tiếp là những việc chúng ta thực sự muốn, chứ không phải người khác bắt chúng ta muốn?

Một bữa ăn sẽ khó nuốt như thế nào nếu như trong bữa thiếu đi một món có vị… nhạt? Bạn có uống mãi được bia rượu, nước ngọt không? Bạn vẫn cần uống nước lọc cơ mà? Bạn có thể ăn đủ các món mặn, ngọt, đắng, cay… nhưng lúc nào đấy bạn vẫn phải ăn cơm, đúng không? Vậy nếu bạn thích sự nhạt, hãy chấp nhận nó. Sao phải cố gắng trở nên đậm đà vì như thế người ta mới bảo là có cá tính? Nếu bạn thích ăn mặn, không cần phải cố ăn nhạt vì ai đó nói rằng ăn nhạt tốt cho thận.

Giờ tôi đã biết phải thế nào để khác biệt! Đó là ở toàn bộ trong sự chân thật của mình, đó là liên tiếp làm việc mình thích nhiều nhất có thể. Và mọi người luôn nhận ra tôi, và tôi trở nên khác biệt không phải chỉ với xung quanh, tôi khác biệt với chính mình. Và cuộc đời chúng ta sẽ là một chuỗi sự khác biệt nếu chúng ta quay lại làm chính mình.

Sau khi xem “Sound of noise”

Hôm qua đi xem phim “Sound of noise”, không khỏi suy nghĩ về nghệ thuật và cuộc sống nghệ sĩ. Họ là những người ích kỷ nhất trần đời, là những kẻ yêu mình đến kỳ lạ.

Với một nghệ sĩ đích thực, dường như cuộc đời không chạm tới được bên trong họ nhiều, bên ngoài họ có thể diễn nhiều vai diễn. Những vai diễn ấy chẳng qua chỉ để thí nghiệm một điều gì đó trong đầu họ nảy sinh. Mọi tác động bên ngoài có thể khiến họ có suy nghĩ, có cảm xúc, nhưng phần sâu thẳm bên trong chỉ như một người thưởng lãm mọi diễn biến của thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm.

Họ là những kẻ “duy ngã độc tôn”, không cần phải quan tâm tới việc mình có được tán thưởng hay không. Trong thế giới ấy, họ là người vua duy nhất và cũng là công dân trung thành của mình, là người trình diễn duy nhất và cũng là một khán giả tri âm.

Ai đó có thể bảo họ là điên rồ, nhưng thực sự họ đã trở nên “điếc không sợ súng” và không ít lần họ tự nhủ “chó sủa cứ sủa, người đi cứ đi” và họ thẳng bước mà đi. Và một tác phẩm nghệ thuật của riêng mình không phải là làm điều gì cố tình gây khác lạ mà đơn thuần chỉ là mô tả sự khúc xạ của thế giới bên ngoài thông qua lăng kính của chính mình. Chỉ cần dùng đúng lăng kính của mình thì tác phẩm ấy là độc nhất, nhưng nếu dùng lăng kính của người khác thì đó chỉ là sự bắt chước và tác phẩm đó dù hay cũng chỉ là một món hàng thủ công.

Trong phim có một anh chàng chỉ biết 3 nốt nhạc nhưng lao vào viết và tự cho rằng tác phẩm này sẽ thay đổi thế giới, người em trai của anh ta là một nhạc trưởng nổi tiếng nói rằng rất nhiều người đã tuyên bố như vậy. Nhưng anh chàng nhạc trưởng vốn dĩ chỉ là một anh thợ khéo tay, không thể cảm thấy được cái cảm giác của sự sáng tạo từ bên trong và chỉ luôn sống một cuộc đời đã lên công thức. Nhưng người nghệ sĩ thực sự, bất kể tài năng đến đâu, khi trải hết nội tâm của mình vào tác phẩm, họ không quan tâm lắm đến việc mình có thể thay đổi thế giới bên ngoài hay không, nhưng chắc chắn thế giới bên trong của họ đã đổi thay.

Và sự sáng tạo ấy quả nhiên đã làm thay đổi thế giới.

Hà Thủy Nguyên

Trailer “The sound of noise”

Nam mô a di phần phật

Nam mô a di phần phật Nam mô a di phần phật Tro tàn bay loạn thế gian Tâm thành quy đổi ra bạc cắc Xuân tâm chộn rộn mắt kim tiền   Nhung nhúc bầy người khoe áo mới Phớt lờ hoa cũ uổng sắc hương Trời xanh u ám màu hương khói Cầu khấn gì đâu Tham sân si   Nam mô a di phần phật Nam mô a di phần phật Tiền bạc, tiền vàng, ôi tiền ảo Tình thân, tình nghĩa,

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (1): NGUỒN GỐC CỦA SÁCH GIẢM GIÁ

Đứng ở vị trí của một độc giả, sách giảm giá, dù là 10% hay 20% đều khiến chúng ta cảm thấy rất thích thú, mà đến mức 50-60% càng tốt, tốt nhất là bán đồng giá 5000, 10.000/cuốn. Đứng ở vị trí của tác giả, tôi thường cảm thấy rất đau lòng khi nhìn cuốn sách của mình gắn thêm chữ “giảm giá” vào đó. Không phải chỉ riêng tôi, mà ngay cả các nhà văn lớn lẫy lừng cái ao tù Việt Nam

Cởi mưa

Hè chưa cạn sen thu đà tới Giọt lơi lơi Xiêm áo nhuốm thơ rồi Bạc màu rực rỡ Mặc mưa Sũng mùa xúc cảm Ngơ ngơ như một vần thơ Lạc điệu Tôi vẫn manh áo cũ Con phố cứ đổi màu Muốt trắng một màu hoa không thực Rụng đầy hồ đêm Ccơn gió chẳng êm Len mùi ảo não Người đời trốn cả rồi sao Nơi căn phòng không lỗ Không cánh cửa mở Cửa đâu rồi? Tôi lang thang Đêm đổi

Truyền thông đã định hướng 9 truyền thống của văn hóa Tết Nguyên Đán dẫn đến chủ nghĩa tiêu dùng, hài rẻ tiền và tâm thức nguyên thủy tại Việt Nam

Văn hóa Tết Nguyên Đán được định vị bằng một loạt những hình ảnh: bánh chưng, sum vầy, mâm cúng, lì xì, lời chúc, quà Tết, màu đỏ, cầu may, chơi hoa. Hết năm nay qua năm khác, người dân lặp đi lặp lại những thói quen và tự gọi đó là “truyền thống cha ông để lại”, dần dần trở thành một văn hóa Tết ăn sâu vào tâm thức xã hội, thành một định chế áp đặt lên toàn bộ người dân. Định

Trường ca Hồ Khúc

I - Hồ mộng Ta gẩy đàn khung trời đã cũ Khúc trăng sao xao động đáy Tây Hồ Ta ẩn mình nơi sương Cửu vĩ hồ ve vuốt tơ sen Duyên ai ấy à se dang dở Cho ai ấy à tương tư Trăng ấy à ánh bạc Thơ ấy à đang nhen Ký ức dâng lên tràn căng bầu ngực Ứa tình nhân gian   Hỡi ai chính nhân quân tử Luyến ái ta ư? Sợ ta ư? Có nghe ta cười nói