Home Dịch thuật Dịch thơ Thăng Long – Nguyễn Du

Thăng Long – Nguyễn Du

Kỳ 1:

Sông Lô núi Tản năm tháng qua,
Thấy lại Thăng Long ta đã già.
Ngàn năm điện cũ thành đường lớn,
Một dãy tường nay tiếm cung xưa.
Mỹ nhân thuở ấy ôm con nhỏ,
Chàng trẻ năm nào hóa lão gia.
Trằn trọc đêm trường lòng cay đắng
Một mảnh trăng thanh vọng sáo xa.

Kỳ 2:

Đây thành mới đắp vẫn trăng xưa
Thăng Long thuở ấy chốn đế đô
Dọc ngang đường xá mờ dấu cũ
Cũ mới sáo đàn lẫn điệu ca.
Ngàn năm phú quý mồi tranh đoạt
Bè bạn thiếu thời mất còn ư.
Thế sự nổi chìm đành than thở
Phau phau đầu bạc chỉ mình ta.

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Kỳ 1

Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng,
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Ðồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thuỵ,
Ðoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

Kỳ 2:

Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành,
Do thị Thăng Long cựu đế kinh.
Cù hạng tứ khai mê cựu tích,
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh.
Thiên niên phú quý cung tranh đoạt,
Tảo tuế thân bằng bán tử sinh.
Thế sự phù trầm hưu thán tức,
Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh.

 

Hàn Mặc Tử – Người thơ đi giữa nguồn trong trẻo

Viết về Hàn Mặc Tử là một thách thức với bất cứ nhà nghiên cứu hay phê bình văn học nào, bởi thơ ông biểu hiện vô vàn sắc thái cảm xúc, đan xen đa chiều các không thời gian. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy trong cuốn “Mắt thơ” đã xếp ông vào số rất ít các nhà thơ Việt Nam đi theo con đường siêu thực, sở dĩ bởi sự sáng tạo của Hàn Mặc Tử là dòng tuôn chảy từ tiềm thức.

Ni sư Jeong Kwan: “Tôi nấu thức ăn cho tâm trí”

Bạn là những gì bạn ăn, cũng như bộ quần áo nói lên con người bạn. Bạn cũng là những gì bạn tạo tác. Đối với ni sư Jeoung Kwang, người được New York Times vinh danh là “đầu bếp triết gia”, sáng tạo các món ăn thể hiện “cấp độ thiền định”. Và với thiền định, bà không tĩnh tọa hay chiêm nghiệm, mà là khám phá: khám phá con người và vạn vật xung quanh. “Tôi không phải đầu bếp”, Jeong Kwan cho biết

ANH HÙNG LUẬN (1): LỜI CUỐI CÙNG CỦA TÔN LANG

Thời chiến loạn đất Đông Ngô, có chàng Tôn Sách. Người xứ này vẫn gọi chàng là Tôn lang. Từ “lang” được người dân Đông Ngô dùng để gọi những chàng trai đẹp. Tôn lang tuổi trẻ theo nghiệp cung kiếm, ôm nặng thù nhà, những mong dựng lại cơ đồ. Giữa buổi loạn lạc, anh tài như sao sáng giữa trời, Tôn lang phất cờ dấy binh, đánh đông dẹp bắc, bách chiến bách thắng không kẻ nào sánh bằng. Khắp chốn nhân tài

Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Càng hiểu nhiều quy luật của cuộc sống, càng khó để tham gia cùng cuộc sống. Nếu ta thử và phát hiện ra điều ta biết là sai, đó không phải bất hạnh, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc vì còn gì đó để khám phá. Nếu ta cứ đúng mãi dù cho các lựa chọn có điên rồ đến đâu, đó lại là vấn đề. Tức là khi ấy cuộc sống không còn gì để khám phá, để thử thách. Độ bất hạnh sẽ

Lời cơn bão

Sấm động biển xa Trời chuyển màu điềm lạ Cơn sóng cuộn trào Nhấn chìm cơn điên dân tộc Có bầy san hô đợi chết Đợi con mồi tiêu hoá Đợi mình hoá đá Chiếm nhân gian Tôi bay nơi sấm sét đầu thế kỷ Lùa bão thơ cho ướt đẫm sơn hà Những tường thành của khô cằn linh giác Vụn vỡ Cát bay Lắng đáy xa Nơi đây có phải nhà? Ôi những người xa lạ Ngươi hoá san hô chăng? Hay bầy