Home Sáng tác mới Nhảm#7: Niềm tin

Nhảm#7: Niềm tin

Niềm tin cần thiết khi người ta thiếu ý thức về bản thân mình.
Tất cả các niềm tin, dù tốt dù xấu, đều chỉ là thứ gây ảo giác để ta vượt qua chặng đường đời chông gai, để ta có thể như một kẻ ngáo thực hiện các việc làm điên rồ, vô nghĩa.
Hoài nghi là một biện pháp cai nghiện, nhưng hoài nghi không giúp ta phòng chống một cơn nghiện niềm tin khác sẽ nảy sinh trong tương lai.
Và có thể, người ta sẽ nghiện hoài nghi…vì hoài nghi cho người ta niềm tin rằng người ta đang thông thái hơn hết thảy.
Ừm, niềm tin có thể sử dụng như quần áo, có thể để hợp mốt, cũng có thể để điểm trang cho cái tôi của mình.
Thế tức là có thể vứt bỏ chúng khi cần thiết.
Bám vào một niềm tin nào đó là một dạng bệnh lý và dơ bẩn.
Liên tục ở trong trạng thái ngáo hay mặc đi mặc lại một bộ quần áo ư? Hãy tưởng tượng xem!
Bạn có thể gọi niềm tin bằng một từ khác mĩ miều hơn: “đức tin”.
Đức tin là gì? Bạn thích định nghĩa thế nào cũng được. Nếu cứ bám vào định nghĩa, thì đức tin cũng chỉ là một dạng của niềm tin mà thôi.
Đức tin thiêng liêng và thần thánh nhỉ? Đức tin có thể cứu rỗi loài người? Loài người sợ tỉnh táo tới mức phải mượn những trạng thái ngáo để có cảm tưởng rằng mình được cứu rỗi.
Tin – thể hiện cho sự dối gạt bản thân.
Nói rằng cần niềm tin hay đức tin chẳng khác nào nói thế giới cần dối trá! Mà phải thôi, làm gì có sự thật, chỉ có những người mong muốn đi tìm sự thật, những người không thích ngáo và ý thức rằng quần áo không phải thứ có thể mặc mãi.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #13: Bắt chước

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm #9: Đám đông

Các cá nhân chỉ tập hợp với nhau thành đám đông khi họ có một cái "tình" nào đó để "biểu". Tức là, đám đông bị một cái tình nào đó chi phối, thường là những cảm xúc mang tính tàn phá như đau thương hay giận dữ, và thậm chí là hí hửng. Đừng có đi ngược chiều với đám đông, vì sẽ bị đám đông dẫm cho bẹp dí. Chỉ kẻ ngu mới vậy. Kẻ khôn sẽ hùa vào đám đông, lợi dụng

Nhảm #22: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm #21: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong