Home Sáng tác mới Nhớ#3: Trống rỗng

Nhớ#3: Trống rỗng

Trống rỗng…là khi đã quá mệt mỏi và chán nản nhưng vẫn phải tiếp tục bước đi. Đây là một định nghĩa hoàn toàn vô nghĩa. Từ “trống rỗng” chẳng có nội hàm hoặc nội hàm của nó quá trống rỗng để gọi tên.

Thực ra thì khi tôi đã trải qua cả trăm ngàn lần trống rỗng. Đơn giản bởi vì tâm tư của tôi không đặt vào cuộc sống này dù hiện thực tôi đang sống vẫn diễn ra.

Tôi chứng kiến khoảnh khắc tôi chào đời với tràng khóc trống rỗng. Tôi chứng kiến tôi cười nắc nẻ trước mọi sự với trạng thái trống rỗng toàn bộ.

Tôi chứng kiến tôi nhìn sâu vào trống rỗng để thấy mình thuần túy là trống rỗng để rồi viết ra những câu chữ trống rỗng cho ai đó cũng đang trống rỗng như tôi đọc. Đọc rồi quên, viết rồi quên, thế thôi! Trống rỗng mà!

Người đời sợ sự trống rỗng, vì nó lôi người ta khỏi cơn mê đắm cuộc sống, ngăn chặn động lực dẫn đến hạnh phúc và thành công. Nhưng nhận thức về trống rỗng có lẽ là cần thiết, bởi một khi ta thấy trống rỗng tức là việc đó nên được dừng lại, tức là ta đã đi quá xa khỏi bản thân, là giữa mình và mình chẳng còn gì ngoài khoảng trống mênh mang chẳng thể xích gần nhau.

Tôi chọn cách mênh mang trong khoảng trống ấy, mặc cho tâm tư của mình trôi dạt về phía mình. Chứng kiến sự trôi dạt ấy là khoảnh khắc trống rỗng gần như không tồn tại. Lúc này, tôi bị chập cheng, như đứa trẻ hi ha giỡn đùa thế giới, và thấy cuộc sống bất chợt như những vũ điệu liên miên bất tận. Cuộc đời đẹp lên trong mắt tôi theo cách đó.

Tiếc cho ai chưa từng trống rỗng, buồn cho ai chưa từng trôi dạt…

Và bóng chiều đang lướt qua ngoài cửa sổ. Thời gian đi trong một tiếng thở dài.

Hà Thủy Nguyên

*Tranh của Dali

Cảm xúc

“Cảm xúc có thật chăng?” “Cảm xúc này có thực là của ta hay của ai đó đưa tới cho ta?” Một chút lá rụng có thể khiến ta buồn. Một cánh én chao liệng giữa bầu trời xanh ngắn có thể khiến ta hưng phấn. Một ánh mắt có thể khiến ta rạo rực. Một lời nói có thể khiến ta đổ vỡ… v… v… Cảm xúc đến từ những cái cớ nho nhỏ, lúc rất gần, lúc lại xa xôi. Càng chậm lại

Luận về “Hiểu” và “Biết”

“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”? Ý nghĩ đầu tiên khi

Thanh khiết và ô trọc

Mọi thứ trên thế giới này đang đến ngày tàn của nó. Không còn nhiều người nói đến sự thanh khiết. Không còn nhiều người đề cao phẩm chất thiêng liêng. Không còn ai sống như một thiên anh hùng ca bi tráng. Các nguyên mẫu lý tưởng bị đổ vỡ. Người ta tôn thờ Ma Qủy trên khắp màn ảnh, trên đầu môi chót lưỡi, trên sách vở, thậm chí trong các pháp môn. Người ta cho rằng lối sống thông minh nhất là

Ma thuật của ngôn từ

“Hôm nay, tôi nhốt mình cả ngày trong căn phòng kín.” Đó là một câu trần thuật không thể xác định được thời gian. Hôm nay là hôm nào? Cả ngày là bắt đầu từ bao giờ và kết thức từ bao giờ? Thậm chí, đến không gian cũng không thể xác định. Căn phòng kín đến mức độ nào? Một căn hộ 5m2 cũng có thể gọi là kín, một tòa biệt thự cũng là một cấu trúc đóng kín, một đô thị cũng

Nhớ #4: Đêm

Đêm, khi tất cả những người thân thiết đã ngủ say, chỉ còn tôi, đó là cô đơn. Không trăng, không mưa, không cảm hứng, không áp lực công việc, không buồn ngủ, không niềm vui, chẳng nỗi buồn, chẳng giận dữ, chẳng ám ảnh. Chỉ đơn giản là thao thức và trống trải. Đó là cô đơn. Một nỗi cô đơn không đau đớn, không mệt mỏi, không chán nản. Không có tiếng động gì ngoài tiếng quạt và tiếng thở của tôi. Cơn