Home Sáng tác mới Nhớ#2: Biển

Nhớ#2: Biển

Là nơi lửa mặt trời và nước giao hoà… Là nơi tinh tú sa trước mặt… Là đất hung bạo được che giấu bởi bình yên… Là nơi mọi thế lực siêu nhiên tùy nghi phô diễn.

Biển không trôi, biển đứng yên và bành trướng, chỉ đời sống trôi về phía nó, trôi về chìm lấp. Biển không nhấn chìm, mọi sinh mạng chỉ đơn giản là cứ đua nhau trở thành một phần của đáy đại dương.

Địa ngục có thể sâu trong lòng đất, nhưng biển là thế giới của người chết, nền văn minh của người chết. Những con sóng chỉ là sự che đậy thực tại chết chóc này.

Kết nối với biển là kết nối với trùng trùng hàng vạn năm chết chóc, kết nối với những tham vọng và mê luyến chẳng yên. Sóng vỗ – tiếng cõi chết vọng về.

Khám phá biển, khám phá hư vô. Bước vào không có đường ra, đi sâu mãi cũng chỉ là vô cực. Chơi vơi.

Tâm trí như biển, mọi suy tư rồi cũng lộn về chết chóc. Nơi ấy, ta chọn: Hoặc ngước mắt ngóng vọng mặt trời và các vì tinh tú, hoặc vui vầy với hình bóng phản chiếu của chúng. Đằng nào cũng hư ảo như nhau. Sự giao hoà chỉ là ảo tưởng. Tâm trí không trôi, nó chỉ bành trướng và là nơi ẩn chứa những gì đã chết hoặc chưa sinh ra. Tâm trí chính là cõi chết, như biển, và do đó nó phô diễn bằng những cơn sóng và núi đá ngổn ngang.

Thế là đủ cho biển. Cứ để yên, không cố thay đổi, vì đơn giản nó vốn đã là như thế. Sống thì hữu hạn, chết lại vô biên. Đất chật hẹp, biển mênh mông, nhưng không thể sống.

Phận người, từ nguyên bản đã chơi vơi…

Hà Thủy Nguyên

*Tranh minh họa của Aivazovsky

Có những ngày hư vô

Những ngày náo loạn rồi cũng trôi đi… Những phân tranh sai đúng rồi cũng dịu xuống… Tiếng ồn lao xao lặng dần… lặng dần… Tôi thấy mình rơi dần vào hư vô. Hư vô không phải một cõi không gian, hư vô không phải khoảng tĩnh của thời gian. Tôi chỉ cảm thấy hư vô khi mình không còn níu kéo thêm một lý do nào nữa để cố tồn tại giữa vòng đời ảo tưởng. Khoảnh khắc hư vô ấy rất gần sự

Luận về “Hiểu” và “Biết”

“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”? Ý nghĩ đầu tiên khi

Nhớ #4: Đêm

Đêm, khi tất cả những người thân thiết đã ngủ say, chỉ còn tôi, đó là cô đơn. Không trăng, không mưa, không cảm hứng, không áp lực công việc, không buồn ngủ, không niềm vui, chẳng nỗi buồn, chẳng giận dữ, chẳng ám ảnh. Chỉ đơn giản là thao thức và trống trải. Đó là cô đơn. Một nỗi cô đơn không đau đớn, không mệt mỏi, không chán nản. Không có tiếng động gì ngoài tiếng quạt và tiếng thở của tôi. Cơn

Cảm xúc

“Cảm xúc có thật chăng?” “Cảm xúc này có thực là của ta hay của ai đó đưa tới cho ta?” Một chút lá rụng có thể khiến ta buồn. Một cánh én chao liệng giữa bầu trời xanh ngắn có thể khiến ta hưng phấn. Một ánh mắt có thể khiến ta rạo rực. Một lời nói có thể khiến ta đổ vỡ… v… v… Cảm xúc đến từ những cái cớ nho nhỏ, lúc rất gần, lúc lại xa xôi. Càng chậm lại

Nhớ#8: Ốm

Sau một trận ốm dài, tôi thấm thía sâu sắc cảm giác rằng có những chuyện nằm ngoài khả năng tác động của mình cho dù năng lực của bản thân có thừa để thực hiện. Đó là bực bội, là bất lực, là chán nản, là tuyệt vọng. Như thể đóa hoa đến kỳ đẹp nhất để khoe sắc lại gặp phải một cơn bão táp mưa sa. Khi bừng mắt tỉnh dậy, thế cục đã chả thể cứu vãn được. Tôi mất đi