Home Tác phẩm & Dự án Tập thơ Mùa dã cổ

Tập thơ Mùa dã cổ

Tập thơ “Mùa dã cổ”

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

Thời gian sáng tác: 2010 – 2015

Số trang:  140 trang

Xuất bản năm 2016, NXB Hội nhà văn.

Link mua sách: https://thebookhunter.org/portfolio-item/mua-da-co/

Tổng quan nội dung:

“Mùa dã cổ” là tập thơ biểu hiện những cảm hứng cổ xưa với các biểu tượng như quỷ dữ, thiên thần, hồ ly, quân vương, phượng hoàng…v…v… của nhà thơ Hà Thủy Nguyên. Những bài thơ trong “Mùa dã cổ” đã được đăng tải trên Book Hunter và được nhiều độc giả đón đọc. Mùa dã cổ cthể hiện tâm trạng và những chiêm nghiệm về một miền quá khứ hoàng kim đầy tính ước lệ, đối nghịch với thực tại chất chồng các khuôn mẫu lộn xộn. Sống ở thế giới hiện đại nhưng tác giả lại viết về các hồi ức mơ hồ của thuở xa xưa đan cài trong một cái nhìn tách biệt từ một thực tại khác để lý giải thực tại này.

 

Trích dẫn lời phi lộ:

Người ta nói, thế giới hiện đại đánh dấu sự suy tàn của thơ ca. Tôi nói, thế giới hiện đại là bãi rác của lịch sử nhân loại. Tất cả những gì thanh cao nhất đã ngủ lại trong quá khứ cổ xưa, những gì phô bày ngày nay, kể cả sự thanh cao cũng chỉ là ngành công nghiệp tái chế rác. Rác được tái chế hay không thì vẫn cứ là rác.

Thơ ca không mất đi. Thơ ca chỉ ngủ ở nơi mà nó thuộc về. Giống như nhiều kẻ tự mạo nhận mình là đấng cứu thế, là cứu tinh của nhân loại trong thời suy tàn và điên đảo, cũng có không ít kẻ tự coi mình như những kẻ đột phá, đập vỡ tất cả sự cao quý của tính thơ. Liệu có thể gọi đó là thơ, có thể gọi đó là sự cứu thế, hay là sự tự mãn của rác rưởi lên ngôi?

 

Trích dẫn thơ:

– Thuyền âm nhạc lững lờ – hững hờ

Không cập bến trần gian

Mùa dã cổ tàn

Ai nuối tiếc

Ai vun bụi ngọc kết hoa

Ai ủ men sầu vạn cổ

Ai gom mưa kết đọng

Ai nối hồn cung linh

Ai thắp vầng huyết nguyệt

Khơi sóng buồn len len…

(Trích “Mưa mùa dã cổ”)

– Nếu ta là Satan

Ta lạc loài giữa một bầy thiên sứ

Nếu ta là thiên sứ

Ta lạc loài giữa một lũ điên

Nếu ta là người điên

Ta lạc loài giữa cõi đời quá tỉnh

(Trích “Lạc loài”)

 

Buổi ra mắt tập thơ “Mùa dã cổ” với sự có mặt của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, nhà nghiên cứu Tạ Đức, Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

Khúc ca dưới mộ

Nắng chiều quái lạ Gió bạc sương Khúc du dương ai đàn trên cổ mộ Cỏ hoang hoang úa tàn thời phổ độ Chúng sinh rên, bùn nhơ mệnh số Khép nhật cung, tròn cuộc ngắn dài Miên man một giấc cô ai Lạnh nghe ta đó thở dài mồ hoang Biếng lười mặc gió điểm trang Phất phơ bạch nguyệt lang thang cõi trần Tinh cung chộn rộn ngôi thần Xác thân ở lại Ta thoát mộ phần Chúng sinh chộn rộn Ta lộn

Con đường viết của tôi (2): Đúng ngữ pháp, đơn giản nhưng không dễ

Các bạn có thể đọc cả chùm bài "Con đường viết của tôi" Khi tôi bắt đầu dậy lớp “Viết để biểu hiện bản thân” do Book Hunter tổ chức, tôi đã đặt ra vấn đề viết đúng ngữ pháp tiếng Việt cho tất cả những ai đến học lớp của tôi. Đương nhiên, một câu hỏi lập tức bật ra trong đầu của không ít bạn: “Biểu hiện bản thân thì cần gì đúng ngữ pháp?”. Câu hỏi này không phải là không có

Bồ tát man – Lý Bạch

Rừng xa tịch mịch lụa mây vờn Núi trơ một dải rợn thê lương Lầu cao bóng chiều buông Trên lầu người buồn thương Thềm ngọc hoài trông ngóng Về tổ chim chiều liệng Về nhà đường nơi đâu Đình lại quán nối nhau. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Bình lâm mạc mạc yên như chức, Hàn san nhất đới thương tâm bích. Minh sắc nhập cao lâu, Hữu nhân lâu thượng sầu. Ngọc giai không trữ lập, Túc điểu quy phi cấp.

Cảm phúng kỳ 3 – Lý Hạ

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Núi Nam đìu hiu thế Mưa quỷ tưới cỏ suông Thu kinh kỳ khuya khoắt Gió qua bao kẻ già. Con đường chiều chạng vạng Cây sồi gió xoay xoay Trăng ngụ cây đứng bóng Ánh bạc trùm cô sơn Đuốc đêm đón kẻ mới, Đóm lập lòe cõi ma. Bản Hán Việt Nam sơn hà kỳ bi, Quỷ vũ sái không thảo. Trường An dạ bán thu, Phong tiền kỷ nhân lão. Đê mê hoàng hôn kính, Niểu

Trung đạo – Điểm gặp gỡ giữa tư tưởng của Aristotle với Phật giáo và Nho giáo

Trong cuộc gặp gỡ tâm thức Đông – Tây, độc giả Việt Nam thường biết đến sự gần gũi giữa tư tưởng của Athur Schopenhauer hay Friedrich Nietzsche… với triết lý Hindu giáo và Phật giáo. Sự gần gũi này có thể lý giải, bởi sự giao thoa văn hóa Á Âu vào thế kỷ 19, thời đại họ sống, và các hệ tư tưởng từ phương Đông bổ khuyết cho những thiếu sót của một châu lục đang trong cơn cuồng duy lý. Tuy