Home Dịch thuật Dịch thơ Lạc hoa – Lý Thương Ẩn

Lạc hoa – Lý Thương Ẩn

Lầu cao khách xa rồi
Góc vườn hoa tả tơi
Lưa thưa đường uốn khúc
Tiễn bóng chiều xa xôi
Thương tâm nào nỡ quét
Trông cảnh lại ngóng người
Nỗi lòng ngày xuân cạn
Đẫm lệ áo này thôi

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Cao các khách cánh khứ,
Tiểu viên hoa loạn phi.
Sâm si liên khúc mạch,
Điều đệ tống tà huy.
Trường đoạn vị nhẫn tảo,
Nhãn xuyên nhưng dục quy.
Phương tâm hướng xuân tận,
Sở đắc thị triêm y.

Phong Vũ – Lý Thương Ẩn

Thiên “Bảo Kiếm” buồn thương (*) Năm tận vẫn tha phương Lá vàng mưa gió đổ Lầu xanh đàn địch vương Kẻ mới theo thói bạc Người xưa cách muôn phương Toan bỏ Tân Phong tửu (**) Ngàn chén sầu nào buông? Bản Hán Việt Thê lương “Bảo kiếm thiên”, Ky bạc dục cùng niên. Hoàng diệp nhưng phong vũ, Thanh lâu tự quản huyền. Tân tri tao bạc tục, Cựu hảo cách lương duyên. Tâm đoạn Tân Phong tửu, Tiêu sầu đấu kỷ thiên?

Tương tiến tửu – Lý Bạch

"Thương tiến tửu" là bài thơ nổi tiếng nhất của Lý Bạch, đại diện cho tinh thần say và tư tưởng nhân sinh của ông. Bài thơ này đã đi theo những năm tháng thanh xuân nông nổi nhất của đời tôi, và cứ thỉnh thoảng những câu thơ vẫn vọng trong tâm trí ngăn tôi khỏi những cuồng vọng. Năm 2018, tôi đã dịch bài thơ này, và hôm nay, một ngày xuân 2024, tôi ngồi chuốt lại câu từ và gieo vần, để

Thu lai – Lý Hạ

Xào xạc ngô đồng tráng sĩ rầu Đèn lụi vạc kêu áo lạnh đâu. Sách tre nằm đó nào ai thấy Bụi phủ mọt xông chẳng người lau. Đêm thu lòng bận thêm đau quặn Mưa lạnh hồn vương khóc người xưa. Mộ thu quỷ khóc thơ ngài Bảo Máu hận ngàn năm thấm ngọc sâu. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Đồng phong kinh tâm tráng sĩ khổ, Suy đăng lạc vĩ đề hàn tố. Thuỳ khan thanh giản nhất biên thư, Bất

Lậu thất minh – Lưu Vũ Tích

Núi nào bởi cao, tiên ở thành danh Nước nào tại sâu, rồng ngụ mà linh Gian nhà quê mùa, đức vang tiếng lành Biếc thềm vệt rêu phủ, rèm thưa cỏ chìm xanh Bậc túc nho cười nói, phường tục tử bặt thanh Khẽ gảy cây đàn mộc, tụng Kim cang Chẳng đàn sáo để bận tai, không án thư mà nhọc mình Nam Dương có lều cỏ, Tây Thục có nguyên đình (*) Khổng Tử hỏi: “Có chi mà quê mùa?” Hà Thủy

Khúc Giang – Đỗ Phủ

Kỳ 1 Một mảnh hoa bay xuân đã phai Gió bay vạn nẻo khách sầu ai Tàn hoa cứ ngắm cho lòng thỏa Say rượu chớ từ kẻo đau hoài Trên sông nhà nhỏ chim làm tổ Bên vườn mả cũ ngựa nằm dài Ngẫm đời phải lẽ nên hành lạc Cớ gì danh lợi vướng thân đây.   Kỳ 2 Mang áo xong chầu vội về ngay Đầu sông ngày ngày thỏa trân say Tiền rượu nợ nần ai mà chẳng Cõi đời thất