Home Sáng tác mới Lễ bái xuân

Lễ bái xuân

Mây mẩy mầm trăng nhú
Sữa trời đượm mây giăng
Thiều ca vừa chuyển khúc
Sóng thiên hà ngân loang

Cựa quậy giọt tình
Vừng dương nhấp nhô
Bén hơi
TÌNH đọng

Bốn bề tinh cầu khua loạn
Rập rình
Em vừa nẩy
Anh vừa mênh mông

Xịch động tầng không
Ái ân nhịp này say mộng
Muôn trùng thế giới váng tâm tư
Luân hồi chuyển bước nào định trước
Nhịp mới chân tâm trót dẫm hờ

Hà Thủy Nguyên

*Viết khi xem “The Rite of Spring” của Igor Stravinski

“The Rite of Spring” (Le Sacre du printemps) là một vở ballet và bản giao hưởng của nhà soạn nhạc Nga Igor Stravinsky. Ngay từ lần đầu được biểu diễn vào ngày 29 tháng 5 năm 1913 tại Théâtre des Champs-Élysées ở Paris, vở ballet này đã trở thành một trong những tác phẩm biểu diễn nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 với màn ra mắt đầy kích động và nổi loạn. Tác phẩm được chia thành hai phần: “The Adoration of the Earth” (Sự tôn thờ Đất Mẹ) và “The Sacrifice” (Sự hiến tế). Tác phẩm tái hiện các nghi lễ cổ xưa của văn hóa Slavic vào mùa xuân, bao gồm sự chào đón mùa mới và sự hiến tế thương tâm để đảm bảo sự màu mỡ cho mùa màng. Âm nhạc và vũ đạo phản ánh sự dã man, nguyên thủy và mạnh mẽ của các nghi lễ này. Buổi biểu diễn đầu tiên của “The Rite of Spring” đã gây ra một phản ứng gay gắt từ khán giả, với những tiếng la ó và bạo lực trong rạp hát lúc bấy giờ. Sự phức tạp và sự mới lạ của nhịp điệu, cũng như sự dữ dội và tính cách mạng của vũ đạo do Vaslav Nijinsky đạo diễn, đã khiến nhiều người không chấp nhận được. Tuy nhiên, theo thời gian, “The Rite of Spring” đã được công nhận là một kiệt tác, ảnh hưởng sâu rộng đến cả âm nhạc và ballet. Âm nhạc của Stravinsky cho vở này đã mở đường cho sự phát triển của âm nhạc hiện đại, với việc sử dụng những kỹ thuật mới mẻ trong việc sắp xếp nhịp điệu và hòa âm.

Bài thơ của tôi không phải là một sự tái hiện lại vở ballet bằng ngôn ngữ thơ ca, mà chỉ là một tứ thơ nảy lên khi xem lại vở ballet này. Tình yêu và những lạc thú của tình yêu, với tôi chính là sự hiến dâng đẹp đẽ nhất khi xuân về, một sự hiến dâng không mong cầu bất cứ đáp trả nào, nó thực sự rất khác sự hiên tế nhục dục để mưu cầu bội thu vật chất. 

 

Động tình

Đắm mưa sa, lạnh gió Thơ vu vơ đậu hờ cơn mơ dằng dặc Nghe nước chuyển lòng rung Mà ta vẫn thong dong viết đôi dòng lỗi nhịp Sơn khê ướt mộng mưa tịch tịch Đêm u nhàn bước biến loạn lại qua Ta là mây động trời sấm đổ Và trời cũng tuôn thơ Ru mưa bên trời ai xa ai Gối tay ai mộng vắn lại dài Chiếu chăn ngai ngái Xa xưa bén mùi Ta còn trần ai hết một ngày

Lọt…

Chẳng thế giới nào hồn ta lọtHẹp quá ai ơi mấy cõi đờiUốn éo vo viên dòng ý thứcGò chật thân trần một cuộc chơi Khe trời ai rạch mà đỏ rướmNứt toác vầng mây ố buồn loangCó thành núi cũ vừa nát bấySơn hà vắng lặng cũng vừa hoang Âm hồn rỉ rả chân núi vọngHồng đăng dẫn lối vết quỷ trôiMỉm cười nhịp tịnh hồn sông núiBung vỡ phàm thân dứt cuộc chơi Vô vàn thế giới dần huyễn ảoNới rộng mênh mông

Ru mặt trời

Ru mặt trời Mặt trời ơi Ngủ ngủ thôi Buông tay lơi nắng Lơi ngự trị trần ai Bằng niềm vui giả dối Ta cần một chút buồn tê tái Lẩn sương mây Lô xô lạnh lẽo sóng hồ Nắng kia ơi Xin lịm tắt Lịm Im Chìm đáy   Ta lang thang lang thang Lê bước chân con đường cũ Nụ cười mau tan Rượu buồn không cạn Ngửa tay xin một chút đau thương Người đời ơi Người đời ơi Có rủ lòng…

Vết sao di

Mây chuyển vân vân sắc ảo mờ hoan ca tinh cung rộn nhịp vũ Điệu hờ chầm chậm vệt sao di À ơi ma mị Ơi à hoang sơn Động âm âm u u cõi sương thanh độc nhân buông câu cuộc cờ bất động Loang loang loáng dương quang tóc xòa xiêm y thõng vận nhân sinh Chàng chải suối mây vấn nụ hôn Ta vén lụa trăng hở da ngà Ái ân cuồn cuộn Ngân Hà Chiếu chăn bén hương sa Nhịp nhịp

ĐÊM TRĂNG HÓA THẠCH

Ấy ai che mặt mùa thu trước Có lại gần đây trong thinh không Có nghe đêm lạnh đang hổn hển Cùng vén rèm trăng lộ điệu tình   Ấy tóc xõa ngang bờ vai thõng Ân ái cố cung nửa vẹn toàn Ly rượu láng lênh bờ thực tại Hợp cẩn luân hồi, tình nhập trăng   Nhoẻn nửa miệng cười, trăng ấy trăng Ứa nhựa phiêu linh đến cõi hồn Âm linh lảo đảo say tình mới Nghĩa địa trầm tư, ma họa