Home Sáng tác mới Nhảm #15: Nhìn

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ.
Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn.
Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng.
Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh.
Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc.
Có nụ cười thiếu vắng niềm vui mà thuần túy là điên loạn và giả dối.
Có thứ gần gũi với thiên nhiên bằng tàn phá thiên nhiên.
Có…mà…
Những gì tưởng như đẹp đẽ, sâu kín hay lý tưởng…đều đáng tởm lợm nếu ta nhận ra sự mạo nhận trong chúng.
Và chúng phản ứng lại cái nhìn thấu rõ bản chất của ta bằng cách quy kết những cái nhìn ấy là cực đoan, u ám, và thiếu hiểu biết sự đời. Một lần nữa, ta thấu rõ bản chất phản ứng của chúng, đơn giản là sự hèn nhát. Không hơn!
Chúng tìm cách bịt tai che mắt người đời bằng cách thao túng họ trong các định kiến, các niềm tin xác quyết mà chính bản thân họ không hiểu. Đó là cách chúng cô lập ta, để cái nhìn của ta không có mức độ ảnh hưởng đáng có.
Có hề gì, ta vẫn nhìn chằm chằm vào chúng để chúng biết rằng chúng không thể làm mù lòa thị kiến của ta. Nhìn cho đến khi chúng không còn tự tin với cái vỏ của mình, cho đến khi chúng lụi tàn.
Nhìn đích thực là một cách để thay đổi thế giới. Thế nên trước khi mở miệng, hãy mở mắt. Hãy học các nhìn trước khi học cách bày tỏ. Nếu không, bạn sẽ mãi mãi bị thao túng bởi sự giả mạo.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #11: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm #9: Đám đông

Các cá nhân chỉ tập hợp với nhau thành đám đông khi họ có một cái "tình" nào đó để "biểu". Tức là, đám đông bị một cái tình nào đó chi phối, thường là những cảm xúc mang tính tàn phá như đau thương hay giận dữ, và thậm chí là hí hửng. Đừng có đi ngược chiều với đám đông, vì sẽ bị đám đông dẫm cho bẹp dí. Chỉ kẻ ngu mới vậy. Kẻ khôn sẽ hùa vào đám đông, lợi dụng

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong

Nhảm #19: Sở hữu

Người đời luôn cần sở hữu cái gì đó, không hữu hình thì cũng phải vô hình. Họ dành gần hết cuộc đời để sở hữu những thứ không thật sự thuộc về mình, và thực ra là không thuộc về ai cả. Nào thì thành đạt, tài sản, nhan sắc, danh tiếng, tình yêu...ôi đủ thứ có thể gọi tên. Vì quá mải mê sở hữu, họ quên mất tận hưởng trải nghiệm chúng. Và bởi thế, họ bị chính những thứ mình sở