Home Sáng tác mới Nhảm(2): Thơ

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu.

Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay.

Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự.

Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc, là sự mở rộng vô biên các thực tại. Chỉ là mơ tưởng. Họ đang đi vào một giấc mơ hôn trầm, bị lắp ghép bởi vô vàn mảnh vụn giấc mơ của kẻ khác.

Nhưng những kẻ yêu thích thứ thơ nhịp điệu còn bệnh hoạn hơn. Họ đóng kín bản thân trong một chiếc hộp nhạc, bật đi bật lại những nhịp điệu quen thuộc của thơ. Họ không cất lên tiếng thơ bằng tiếng nhạc lòng mình, mà bằng tiếng nhạc từ cõi lòng kẻ khác.

Tách nhịp điệu khỏi thơ không phải là một bước tiến của thơ ca! Đó là sự lùi! Đưa thơ ca về mông muội. Những lời thơ ấy thậm chí còn chẳng là văn xuôi vốn luôn cần một trật tự lớn. Thơ ca không nhịp điệu là những âm thanh rời rạc vọng trong tâm trí, thứ thơ ca được nhào nặn bởi con chữ vô hồn. Nói thẳng, đó là thứ thơ ca vô hồn. Mà có sao đâu, con người đa phần không cần đến hồn, thì với họ, thơ ca có hồn là một trò gây hấn.

Nhưng ở mãi trong một nhịp điệu thơ ca, thì nhà thơ đã chết lâm sàng. Nhà thơ ấy không sống. Chỉ lải nhải điệu cũ. Hãy xem, con chim họa mi đích thực sẽ ca muôn điệu. Còn con chim bằng vàng, nó không ca, nó chỉ là cái máy phát.

Nhà thơ làm thơ sa đà vào thủ pháp thì sẽ đánh mất linh hồn.

Nhưng nhà thơ sa đà vào linh hồn, thì sẽ không đánh mất thủ pháp, ngược lại, họ tự tạo ra thủ pháp của riêng mình. Đó là thủ pháp của thứ tự do không thủ pháp.

Nhà thơ quá chú trọng nhịp điệu sẽ chỉ viết những lời sáo rỗng và linh hồn giả tạm.

Nhưng nhà thơ chú trọng linh hồn thì sẽ là kẻ ngân lên những ngôn từ linh dị.

Nhưng này, hãy cẩn thận, những nhà thơ linh hồn, họ sẽ phát điên, tới nỗi viết thơ lên cát và mặc cho gió cuốn trôi.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ. Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn. Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng. Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh. Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc. Có nụ cười thiếu vắng niềm vui

Nhảm #23: Nói

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm #21: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Càng hiểu nhiều quy luật của cuộc sống, càng khó để tham gia cùng cuộc sống. Nếu ta thử và phát hiện ra điều ta biết là sai, đó không phải bất hạnh, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc vì còn gì đó để khám phá. Nếu ta cứ đúng mãi dù cho các lựa chọn có điên rồ đến đâu, đó lại là vấn đề. Tức là khi ấy cuộc sống không còn gì để khám phá, để thử thách. Độ bất hạnh sẽ