Home Bình Luận “Sound of noise” – Sự cách tân của nghệ sĩ

“Sound of noise” – Sự cách tân của nghệ sĩ

Sự khác biệt

Khi lần đầu tiên tôi viết văn, tôi viết những thứ mình thích, chuyển vào trong đấy mọi ngưỡng vọng và ước mơ, mọi hình dung của tôi về những con người lý tưởng, nhưng khi nó được xuất bản nhiều người nói rằng nó chẳng có gì là mới mẻ cả, chẳng có gì là hiện đại cả… Rất buồn, tôi đi tìm sự cách tân… Nhưng mọi sự cách tân của tôi đều na ná giống ai đó. Và tự lúc nào tôi đã rời xa chính mình, tôi thấy mệt mỏi và nhảm nhí. Cố gắng tạo sự khác biệt, vậy mà mình lại khác biệt theo cách của người khác.

Nhưng rồi, nhận ra tôi không cần đến sự khác biệt nhảm nhí ở bên ngoài ấy. Nếu sự khác biệt được tạo dựng để cố gắng khẳng định một điều gì đó, đích thực là sự khác biệt phù phiếm. Sự khác biệt thật sự chỉ đến từ bên trong. Khi tôi nhìn những đứa trẻ con ở công viên, chẳng đứa nào chơi giống đứa nào, và sự khác biệt của chúng rất dễ nhận biết dù không cố gắng. Đơn giản chỉ bởi chúng chỉ làm việc chúng thích, không quan tâm xung quanh đang nói gì. Sao phải cố gắng cho một sự khác biệt khi chúng ta chỉ cần liên tiếp là những việc chúng ta thực sự muốn, chứ không phải người khác bắt chúng ta muốn?

Một bữa ăn sẽ khó nuốt như thế nào nếu như trong bữa thiếu đi một món có vị… nhạt? Bạn có uống mãi được bia rượu, nước ngọt không? Bạn vẫn cần uống nước lọc cơ mà? Bạn có thể ăn đủ các món mặn, ngọt, đắng, cay… nhưng lúc nào đấy bạn vẫn phải ăn cơm, đúng không? Vậy nếu bạn thích sự nhạt, hãy chấp nhận nó. Sao phải cố gắng trở nên đậm đà vì như thế người ta mới bảo là có cá tính? Nếu bạn thích ăn mặn, không cần phải cố ăn nhạt vì ai đó nói rằng ăn nhạt tốt cho thận.

Giờ tôi đã biết phải thế nào để khác biệt! Đó là ở toàn bộ trong sự chân thật của mình, đó là liên tiếp làm việc mình thích nhiều nhất có thể. Và mọi người luôn nhận ra tôi, và tôi trở nên khác biệt không phải chỉ với xung quanh, tôi khác biệt với chính mình. Và cuộc đời chúng ta sẽ là một chuỗi sự khác biệt nếu chúng ta quay lại làm chính mình.

Sau khi xem “Sound of noise”

Hôm qua đi xem phim “Sound of noise”, không khỏi suy nghĩ về nghệ thuật và cuộc sống nghệ sĩ. Họ là những người ích kỷ nhất trần đời, là những kẻ yêu mình đến kỳ lạ.

Với một nghệ sĩ đích thực, dường như cuộc đời không chạm tới được bên trong họ nhiều, bên ngoài họ có thể diễn nhiều vai diễn. Những vai diễn ấy chẳng qua chỉ để thí nghiệm một điều gì đó trong đầu họ nảy sinh. Mọi tác động bên ngoài có thể khiến họ có suy nghĩ, có cảm xúc, nhưng phần sâu thẳm bên trong chỉ như một người thưởng lãm mọi diễn biến của thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm.

Họ là những kẻ “duy ngã độc tôn”, không cần phải quan tâm tới việc mình có được tán thưởng hay không. Trong thế giới ấy, họ là người vua duy nhất và cũng là công dân trung thành của mình, là người trình diễn duy nhất và cũng là một khán giả tri âm.

Ai đó có thể bảo họ là điên rồ, nhưng thực sự họ đã trở nên “điếc không sợ súng” và không ít lần họ tự nhủ “chó sủa cứ sủa, người đi cứ đi” và họ thẳng bước mà đi. Và một tác phẩm nghệ thuật của riêng mình không phải là làm điều gì cố tình gây khác lạ mà đơn thuần chỉ là mô tả sự khúc xạ của thế giới bên ngoài thông qua lăng kính của chính mình. Chỉ cần dùng đúng lăng kính của mình thì tác phẩm ấy là độc nhất, nhưng nếu dùng lăng kính của người khác thì đó chỉ là sự bắt chước và tác phẩm đó dù hay cũng chỉ là một món hàng thủ công.

Trong phim có một anh chàng chỉ biết 3 nốt nhạc nhưng lao vào viết và tự cho rằng tác phẩm này sẽ thay đổi thế giới, người em trai của anh ta là một nhạc trưởng nổi tiếng nói rằng rất nhiều người đã tuyên bố như vậy. Nhưng anh chàng nhạc trưởng vốn dĩ chỉ là một anh thợ khéo tay, không thể cảm thấy được cái cảm giác của sự sáng tạo từ bên trong và chỉ luôn sống một cuộc đời đã lên công thức. Nhưng người nghệ sĩ thực sự, bất kể tài năng đến đâu, khi trải hết nội tâm của mình vào tác phẩm, họ không quan tâm lắm đến việc mình có thể thay đổi thế giới bên ngoài hay không, nhưng chắc chắn thế giới bên trong của họ đã đổi thay.

Và sự sáng tạo ấy quả nhiên đã làm thay đổi thế giới.

Hà Thủy Nguyên

Trailer “The sound of noise”

Không đọc sách thì có sao

Mẹ trẻ nhà mình đến bây giờ vẫn KHÔNG THÍCH ĐỌC SÁCH, và mình thấy cũng chẳng sao cả! Mẹ trẻ là thách thức cho mọi lời tuyên truyền kiểu: - Cần có tủ sách gia đình đồ sộ để các pé quen dần với sách. - Người lớn trong gia đình ham thích đọc sách thì con cái sẽ học theo. 🤣 - Hay "đọc sách cùng con" thì con sẽ tạo lập thói quen đọc sách từ bé. 😕 Và cũng thách thức

Nhảm #11: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Thơ ma

Những vệt hoa úa …Tàn canh Thinh lặng rớm đêm Loa kèn chớm rụng rồi cũng qua nhanh Vắng tôi rồi còn đâu Cảnh sắc này…đau Ô kìa vẩn mây chẳng động Ô kìa ma nữ tiêu vong Tôi tìm tôi trên cánh trắng tinh khôi Nào đâu thấy Chỉ đọng giọt sương thôi In bóng con mắt kiếm tìm Lại tìm Tìm trong vết úa Thời gian quệt lên tròng mắt Đã khô chẳng thể nào rơi lệ Một vệt già nua Đàn tịch

Sơn vũ – Huyền Quang thiền sư

Đêm thu gió động mảnh rèm lay Hiên núi đìu hiu cỏ nêm dày Một tấm lòng thiền nay đã vẹn Dế rầu rỉ rả bởi ai đây. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la. Dĩ hỹ thành thiền tâm nhất phiến, Cung thanh tức tức vị thuỳ đa.

Hồ sơ của FBI về “Tồn tại và Hư vô”

Tôi đã được xem qua nhiều hồ sơ của FBI về các triết gia Pháp khi  gặp một ứng cử viên của Hội đồng nhân dân là Grassy Knoll ở Dallas. Cùng với những mối quan tâm hàng đầu của CIA như Mafia, KGB, Castro, Hoover và LBJ, giờ đây, chúng ta có thể thêm cái tên Jean Paul Sartre. Trong các báo cáo của FBI và Chính quyền Liên bang trong những năm 1960 đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến