Thiền

Theo dõi

Bài viết gần đây

“Bhagavad Gita” & Thiền Tông Lý – Trần: Gặp gỡ trên con đường nhập thế

Hindu giáo và Phật giáo đều khởi sinh từ vùng đất Ấn Độ huyền bí với những lễ nghi và pháp tu khác nhau, dẫn đến những triết lý khác nhau. Hindu giáo lan tỏa khắp Ấn Độ và các quốc gia phía Nam của Đông Nam Á truyền bá một đời sống hướng tới sự cao quý linh thiêng, còn Phật giáo theo bước chân hành khất của các nhà sư ghi dấu khắp Đông Nam Á và Đông Á để nhắc nhở con

“Thiền học Trần Thái Tông” của Nguyễn Đăng Thục, khi dùng triết để luận giải thiền: Mệt!!!

Chúng ta thường ngưỡng mộ những thiền sư thoát tục, mà đôi khi không nhận ra rằng tu đạo khó nhất là ở giữa cuộc đời. Trước khi nước Việt có một ông vua Phật Trần Nhân Tông thì đã có một Trần Thái Tông tinh thông Thiền học và đắc chứng Bát Nhã ngay giữa cõi đời. Tinh thông Thiền không bằng hành Thiền giữa thế gian, nghiên cứu nội điển chẳng bằng ứng dụng được trong cơn li loạn. Trần Thái Tông tu

Trà đạo vô ngôn, thấu suốt lẽ nhàn

“Vi kỳ nhàn đắc địa” – Nguyễn Sưởng Thế cục cuộc đời tựa hồ bàn cờ mà trong đó mọi quyết định và diễn biến đều là các nước đi của chính ta và tha nhân. Cuộc đời không bày sẵn trận để đưa ta vào thế khó, thoạt tiên, cuộc đời chúng ta là một khoảng trống mênh mông. Nhất niệm – bước đi đầu tiên, khi ta khai trận, đã đưa đẩy chúng ta đến với thế cục mà ta phải đối mặt,

Trống rỗng và mỉm cười

Có những ngày trống rỗng trôi qua. Thời gian trở nên không quan trọng. Mọi thứ vèo vèo trôi đi trước mắt. Tôi cảm nhận thấy toàn bộ sự vô nghĩa của cuộc đời mình. Phải rồi, có điều gì có nghĩa đâu. Tất cả những cơn tham vọng, tất cả những sân hận, tất cả những đam mê níu bám. Chúng trống rỗng như ngày hôm nay, và cũng trống rỗng như nhiều ngày khác nữa. Lời này cũng trống rỗng. Tất cả chỉ

Tạo nghiệp (karma) thì sao!

Những bạn bắt đầu tu theo Phật giáo hoặc các trường phái tương tự như vậy thường liên mồm nói về “nghiệp” và rao giảng về tránh “tạo nghiệp”. Vậy là họ nhìn trước nhìn sau không biết như thế nào để tránh tạo nghiệp. Thậm chí, khi chứng kiến mọi hành vi trái mắt họ, họ đều phán xét rằng người khác đang “tạo nghiệp”. Vậy thì “nghiệp” là cái gì? “Nghiệp” là khái niệm xuất phát từ Hindu giáo và đạo Phật, tiếng