Home Sáng tác mới Thanh khiết và ô trọc

Thanh khiết và ô trọc

Mọi thứ trên thế giới này đang đến ngày tàn của nó. Không còn nhiều người nói đến sự thanh khiết. Không còn nhiều người đề cao phẩm chất thiêng liêng. Không còn ai sống như một thiên anh hùng ca bi tráng. Các nguyên mẫu lý tưởng bị đổ vỡ.

Người ta tôn thờ Ma Qủy trên khắp màn ảnh, trên đầu môi chót lưỡi, trên sách vở, thậm chí trong các pháp môn. Người ta cho rằng lối sống thông minh nhất là chiêu theo bản năng xác thịt. Nhưng họ quên mất con người có hai bản năng chính: bản năng linh hồn và bản năng thể xác. Chiều hoàn toàn theo thể xác là chối bỏ phẩm chất thiêng liêng và thanh khiết của con người. Linh hồn không cần ăn uống bừa phứa, làm tình và chém giết, linh hồn thậm chí không cần cả quyền năng.

Thế nào là thanh khiết? Thế nào là ô trọc? Người ta tưởng chạy theo mấy tôn giáo, giữ gìn đạo hạnh được gọi là thanh khiết ư? Một kiểu ô trọc của những sự mỹ miều. Ô trọc không hẳn là bẩn thỉu. Giống như cứt vậy, cũng từ những thứ chúng ta ăn mà ra. Cứt là một mớ hỗn độn các chất nhào nặn vào với nhau. Sự ô trọc chính là thế. Ngay cả trong các thánh đường giờ đây cũng chỉ là một đống hỗn độn.

Có thuyết cho rằng vốn dĩ không có nguyên tố đất, nguyên tố đất chỉ là hỗn hợp của 3 nguyên tố thần thánh: Lửa, Nước, Khí… mà thành. Thế nên đất ô trọc, đất chưa bao giờ thanh khiết. Cũng chính sự ô trọc đó mà đất phát triển, sự ô trọc phát triển. Qủy dữ thì sinh con đẻ cái hàng đàn hàng đống. Thiên thần bất tử nên không thể sinh diệt và tái sinh.

Gìn giữ sự thanh khiết hay quay về sự thanh khiết là tìm lại nguyên bản của mình, không vướng một chút gì ảnh hưởng của kẻ khác. Mọi sự pha tạp, kiểu gì cũng dẫn đến ô trọc. Điều này không dễ tí nào giữa thế giới này. Cũng chính mong mỏi và tiếc nhớ sự thanh khiết của linh hồn mà tôi không thể chấp nhận bất cứ sự tác động của ai. Không phải tôi khinh thường họ, mà chỉ đơn thuần tôi muốn là tôi.

Mọi sự đã quá rõ ràng trên con đường tâm linh, đó là rũ bỏ, rũ bỏ càng nhiều càng tốt.

Trích từ wordpress Hà Thủy Nguyên ngày 12 tháng 7 năm 2013

Cảm xúc

“Cảm xúc có thật chăng?” “Cảm xúc này có thực là của ta hay của ai đó đưa tới cho ta?” Một chút lá rụng có thể khiến ta buồn. Một cánh én chao liệng giữa bầu trời xanh ngắn có thể khiến ta hưng phấn. Một ánh mắt có thể khiến ta rạo rực. Một lời nói có thể khiến ta đổ vỡ… v… v… Cảm xúc đến từ những cái cớ nho nhỏ, lúc rất gần, lúc lại xa xôi. Càng chậm lại

Luận về “Hiểu” và “Biết”

“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”? Ý nghĩ đầu tiên khi

Nhớ#6: Thay đổi thế giới

Thay đổi thế giới, hay nói trắng ra là thanh tẩy thế giới, là đam mê quỷ ám của những con người lý tưởng. Đó thực sự là một cái bẫy. Người ta bước vào bẫy với sự hồ hởi, với niềm tin rằng mình sẽ mang lại tương lai tươi đẹp hơn cho thế giới. Công kích thế giới cũ là một chiến lược! Họ quên mất rằng, trong tương lai, họ cũng sẽ là những điều tệ hại như con người ở thế

Nhớ #4: Đêm

Đêm, khi tất cả những người thân thiết đã ngủ say, chỉ còn tôi, đó là cô đơn. Không trăng, không mưa, không cảm hứng, không áp lực công việc, không buồn ngủ, không niềm vui, chẳng nỗi buồn, chẳng giận dữ, chẳng ám ảnh. Chỉ đơn giản là thao thức và trống trải. Đó là cô đơn. Một nỗi cô đơn không đau đớn, không mệt mỏi, không chán nản. Không có tiếng động gì ngoài tiếng quạt và tiếng thở của tôi. Cơn

Có những ngày hư vô

Những ngày náo loạn rồi cũng trôi đi… Những phân tranh sai đúng rồi cũng dịu xuống… Tiếng ồn lao xao lặng dần… lặng dần… Tôi thấy mình rơi dần vào hư vô. Hư vô không phải một cõi không gian, hư vô không phải khoảng tĩnh của thời gian. Tôi chỉ cảm thấy hư vô khi mình không còn níu kéo thêm một lý do nào nữa để cố tồn tại giữa vòng đời ảo tưởng. Khoảnh khắc hư vô ấy rất gần sự